• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ II - năm 2016 tại tỉnh Hà Giang

18/09/2015 16:15

(Cinet)- Văn bản số 3885/BVHTTDL-VHDT ngày 17/9/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng xin ý kiến chỉ đạo về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ II - năm 2016 tại tỉnh Hà Giang.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

(Cinet)- Văn bản số 3885/BVHTTDL-VHDT ngày 17/9/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng xin ý kiến chỉ đạo về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ II - năm 2016 tại tỉnh Hà Giang.

Dân tộc Mông ở Việt Nam có số dân trên 1 triệu người, cư trú tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc trên địa bàn khá rộng, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du mục nên một số người Mông trong nhũng năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum. Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triến đất nước, cùng với các dân tộc trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông đã đoàn kêt, chung sức, chung lòng đóng góp vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dân tộc Mông ở nước ta có truyền thống văn hóa riêng rất phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, thể hiện trong tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ, dân nhạc, lễ hội, ẩm thực, trang phục... Đây cũng là những di sản văn hóa góp phần làm nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển bền vững đất nước, đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiếu số, miền núi, biên giói, hải đảo nói chung, trong đó có một số dân tộc nói riêng. Ngày 23 tháng 9 năm 1994 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-TW về một số công tác ở vùng dân tộc Mông. Để thể chế hóa trong việc thực hiện chủ trương, chính sách này, năm 2006, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì và phối hợp với các Bộ, Ban, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và Ủy ban nhân dân các tỉnh có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ I. Ngày hội được tổ chức thể hiện sự tôn vinh văn hóa của một tộc người giàu truyền thống văn hóa, nhằm giữ gìn và phát huy bản sẳc văn hóa của dân tộc Mông trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Ngày hội còn là dịp để các tỉnh tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và đồng bào dân tộc Mông trong khu vực về ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè trong nước và du khách quốc tế, gắn kết với phát triển du lịch, góp phần tạo động lực phát triển bền vững đất nước.

Lực lượng chính tham gia ngày hội là các đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Mông với đủ các lứa tuổi, đủ các thành phần đến từ 14 tỉnh trên cả nước. Tuy thời gian diễn ra trong 3 ngày nhưng trong khuôn khổ Ngày hội, rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông được các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên thể hiện, trình diễn với tinh thần vui tươi phấn khởi, lòng tự tôn dân tộc, bày tỏ tình cảm, niềm tin yêu của đồng bào dân tộc Mông đối với Đảng và Nhà nước ta.

Trong những năm gần đây, nhằm tiếp tục phát triển toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách mới. Nhằm cụ thể hóa triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa dân tộc, ngày 31 tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ban hành Quyết định số 4686/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án tổ chức định kỳ “Ngày hội, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số” theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2013-2020. Phát huy tinh thần và kết quả đã đạt được trong việc tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc, các vùng miền nói chung, ngày hội Văn hóa dân tộc Mông nói riêng, trong năm 2016, dự kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ban, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II, tại tỉnh Hà Giang, nơi có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống, là mảnh đất lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông. Qui mô Ngày hội dự kiến như sau:

Thành phần chính tham gia Ngày hội là các đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Mông đến từ 15 tỉnh. Thời gian tổ chức vào tháng 8 năm 2016 (thời gian chính diễn ra Ngày hội là 03 ngày).

Các hoạt động chính trong khuôn khổ Ngày hội gồm: Liên hoan văn hóa nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc Mông; trình diễn và giới thiệu Lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Mông; Tổ chức Hội chợ và Phiên chợ vùng cao; giới thiệu và trình diễn ẩm thực đặc trưng của dân tộc Mông; các Hoạt động thể thao dân tộc và trò chơi dân gian; triển lãm về di sản văn hóa dân tộc Mông; giao lưu tại cơ sở.

Tuy nhiên, việc tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II trong năm 2016, thời điểm mà toàn Đảng, toàn dân tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp, chào mừng sự kiện lớn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và các ngày lễ lớn của đất nước, của dân tộc cũng đặt ra một số vấn đề “nhạy cảm” về an ninh chính trị, an toàn trong quá trình tổ chức các nội dung, hoạt động của Ngày hội; vấn đề tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào dân tộc Mông nói riêng, của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Với mục đích, ý nghĩa và một số vấn đề “nhạy cảm” nêu trên, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét, đồng ý để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ban, ngành trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống tổ chức thành công Ngày hội văn hoá dân tộc Mông lần thứ II, năm 2016, tại tỉnh Hà Giang.

T.H
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ