(Tổ Quốc) -Trong mùa tuyển sinh đại học năm nay, các trường đại học được phép tự chủ trong công tác tuyển sinh của mình. Chính thay đổi này đã dẫn đến việc xuất hiện những “tổ hợp lạ”. Những tổ hợp này được nhiều người đánh giá là thiếu tính hợp lý.
- 29.03.2018 Lý do Ngân hàng Nhà nước không bổ nhiệm lại chức vụ Hiệu trưởng ĐH Ngân hàng TP HCM
- 29.03.2018 312 “giọt máu yêu thương” từ Ngày hội hiến máu tình nguyện Đại học Đông Á
- 30.03.2018 Đại học Tổng hợp La Habana trao bằng Tiến sĩ danh dự cho Tổng Bí thư
- 30.03.2018 Chỉ tiêu vào các trường CAND năm 2018 giảm mạnh
- 02.04.2018 41 ứng viên không đủ điều kiện xét phong Giáo sư, Phó Giáo sư
Theo Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh của Luật GDĐH: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”. Quy chế tuyển sinh đã quy định: các trường được “Sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành”
“Tổ hợp lạ” xuất hiện khi một số trường với các ngành thuộc khối tự nhiên lại tuyển tổ hợp các môn xã hội, ngành kiến trúc lại tuyển sinh mà không cần tới môn năng khiếu vẽ.
Một số trường tuyển sinh dựa trên các tổ hợp bất thường này như: ĐH Công nghệ Đồng Nai, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Bình Dương,…
Trong đó, trường ĐH Công nghệ Đồng Nai có một số ngành thuộc khối kỹ thuật như Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Công nghệ thông tin lại tuyển tổ hợp môn Văn; Sử; Địa (C00). Các ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ chế tạo máy tuyển tổ hợp môn Văn; Sử; Giáo dục công dân (C19).
Một số ngành tuyển “tổ hợp lạ” của ĐH Công Nghệ Đồng Nai. Ảnh: Website ĐH Công nghệ Đồng Nai. |
Một số ngành kinh tế của trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, bên cạnh các tổ hợp có môn toán thì cũng xuất hiện những “tổ hợp môn lạ”. Thí sinh không cần học toán cũng có thể thi vào khối ngành kinh tế. Ngành Kế toán; Tài chính - Ngân hàng; Quản trị kinh doanh của trường này cũng tuyển các môn Văn; Sử; Địa.
Ai cũng biết học ngành kiến trúc thì cần có khả năng vẽ. Tuy nhiên, một số trường đã “làm ngơ” trước điều hiển nhiên này. Bên cạnh các tổ hợp có môn năng khiếu vẽ thì trường vẫn dành những xuất cho học sinh thi vào với tổ hợp khác.
Ngành Kiến trúc và Thiết kế nội thất Đại học Công nghệ TPHCM xét tuyển 2 tổ hợp không cần môn năng khiếu là Toán; Lý; Hóa (A00) và Toán; Văn; Anh (D01).
ĐH Bình Dương, ngành Kiến trúc có tới 2/3 tổ hợp môn không cần năng khiếu vẽ là Toán; Lý; Hóa và Toán; Lý; Anh.
Việc tuyển sinh các môn khối xã hội vào các ngành cần tư duy logic, tính toán nhiều như kỹ thuật, công nghệ hay kế toán là một điều khó hiểu. Nhiểu người băn khoăn rằng với đầu vào không liên quan đến ngành học như vậy thì trong quá trình học sẽ vất vả như thế nào chứ chưa nói đến chuyện chất lượng đầu ra.
Các trường được tự chủ trong tuyển sinh nhưng các môn phải “gắn với yêu cầu của ngành đào tạo”. Ảnh: Zing News. |
Bạn Đỗ Đức Hải (cử nhân Khoa Điện – Điện tử trường ĐH Giáo thông Vận tải) cho biết: “Trong chương trình, bọn mình học khá nhiều môn toán như: Đại số; Giải tích; Hàm phức; Toán kỹ thuật nâng cao;… Ngoài ra, đặc trưng ngành kỹ thuật là liên quan đến toán và lý nên các môn học đều cần tới tư duy logic của môn Toán; Lý. Nếu không giỏi Toán thì sẽ rất vất vả trong quá trình học, thậm chí là học không hiệu quả”.
Chương trình đào tạo cử nhân Tài chính – Ngân hàng của Học viện Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Theo thông tin trên website của Học viện Ngân hàng, Khoa Tài chính – Ngân hàng có 94 tín chỉ đào tạo kiến thức chuyên môn cho sinh viên. Trong đó phần lớn các môn liên quan mật thiết tới việc tính toán, yêu cầu sinh viên phải có tư duy toán học như: Nguyên lý kế toán; Nguyên lý thống kê kinh tế; Tiền tệ - ngân hàng; Tín dụng ngân hàng;…
Với thực tế chương trình đào tạo liên quan tới ngành học, chuẩn bị những kiến thức cho công việc, liệu đầu vào “không liên quan” thì sinh viên có bắt kịp và đảm bảo chất lượng đầu ra của trường?
Chia sẻ quan điểm về vấn đề đầu ra của sinh viên và công việc thực tế, anh Trung Kiên, nhân viên kế toán tại một công ty xây dựng trên địa bàn Hà Nội cho biết: “Thực tế công việc kế toán yêu cầu kỹ năng tính toán, tư duy toán học tốt. Sinh viên ra trường không đảm bảo điều kiện này sẽ bị thực tế đào thải vì chẳng doanh nghiệp nào chấp nhận kế toán lại “kém toán” cả”. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được khả năng này qua quá trình làm việc của nhân viên. Thậm chí công ty tôi còn có bài test liên quan tới toán học khi tuyển nhân viên.”