• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tọa đàm khoa học về “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

06/09/2013 15:35

(Cinet)- Ngày 6/9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ VHTTDL, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và một số cơ quan tổ chức Tọa đàm khoa học 70 năm tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

(Cinet)- Ngày 6/9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ VHTTDL, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và một số cơ quan tổ chức Tọa đàm khoa học 70 năm tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quang cảnh Toạ đàm. Ảnh: T.HQuang cảnh Toạ đàm. Ảnh: T.H

Tọa đàm đã nhận được 30 tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ tập trung nhìn nhận lại lịch sử, hoàn cảnh ra đời của tập thơ cách đây 70 năm, những giá trị nghệ thuật vượt thời gian và đặc biệt là tính cách mạng, chất “thép” trong tập thơ. Qua đó, khẳng định tinh thần cao đẹp của người chiến sĩ Cộng sản Hồ Chí Minh đã hòa quyện với tâm hồn thi sĩ Hồ Chí Minh để sáng tạo ra tập thơ “Nhật ký trong tù” bất hủ.

Các tham luận còn nhìn nhận lại lịch sử nghiên cứu “Nhật ký trong tù” của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, bàn luận sâu về các vấn đề dịch thuật tập thơ “Nhật ký trong tù”; phê phán các quan điểm sai trái cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là tác giả của tập thơ hoặc hạ thấp ý nghĩa văn chương sâu sắc của tập thơ.

Phát biểu tại Tọa đàm, đồng chí Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: “Nhật ký trong tù” chẳng những là một văn kiện lịch sử vô giá về một giai đoạn cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, mà còn là một tác phẩm văn học lớn, là bức chân dung tự họa bằng thơ của người chiến sỹ cộng sản Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn Hồ Chí Minh. Tuy rằng, chưa bao giờ, Người nhận mình là nhà thơ. “Nhật ký trong tù” thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng, yêu nhân dân, yêu đồng loại, thương cảm đến tận cùng những cảnh đời bất hạnh. Tác phẩm thể hiện tinh thần cách mạng, ý chí gang thép của Hồ Chí Minh, là nhân cách, phong thái, tinh thần, ý chí, nghị lực, sự tiên đoán, tính trào lộng, tính triết lý; là tinh thần tự do cao cả, thể hiện trong thái độ, khí phách, cách ứng xử, lối sống của một con người mà gông cùm, song sắt nhà tù không thể trói buộc, không khóa nổi lời thơ, không ngăn được những rung động tâm hồn tinh tế trước thiên nhiên, tạo vật; là lòng nhân ái bao la đối với con người. Và trên hết, “Nhật ký trong tù” thể hiện nhất quán tư tưởng đấu tranh cho tự do của con người; là niềm mong mỏi giải phóng đất nước, khát vọng thiết tha giành độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân. Qua thời gian, từ khi tác phẩm ra đời, “Nhật ký trong tù” luôn có sức cuốn hút, lan tỏa kỳ diệu.

Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các nhà văn, các nhà nghiên cứu, nhà lý luận phê bình tiếp tục làm rõ hơn về hoàn cảnh đặc biệt ra đời tập thơ “Nhật ký trong tù”; Những giá trị lớn lao về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm; những ảnh hưởng lâu bền, sâu sắc của tập thơ “Nhật ký trong tù”; tiếp tục kế thừa và phát huy các giá trị và ảnh hưởng to lớn của tác phẩm “Nhật ký trong tù” trong việc giáo dục, cổ vũ mọi người hăng hái thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khóa XI về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng nền tảng đạo đức trong Đảng và trong toàn xã hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó, góp phần đấu tranh chống những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc thân thế, sự nghiệp Chủ tich Hồ Chí Minh và tác phẩm “Nhật ký trong tù”.

“Nhật ký trong tù” là tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 133 bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể tứ tuyệt, được Bác sáng tác trong khoảng thời gian bị giam giữ vô cớ từ ngày 25/8/1942 đến ngày 19/9/1943. “Nhật ký trong tù” không chỉ có ý nghĩa văn chương sâu sắc mà là tài sản vô giá trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

T.H

NỔI BẬT TRANG CHỦ