(Tổ Quốc) - Ông Võ Văn Hoan-Chánh văn phòng UBND TP.HCM, khẳng định như vậy tại cuộc họp báo diễn ra vào trưa hôm nay, 29/9.
- 23.04.2015 TP.HCM bỏ quy định giáo viên dạy thêm không phải xin phép
- 22.06.2015 TP.HCM: Cấm dạy thêm cho trẻ trước khi vào lớp 1
- 22.10.2015 Các khoản tiền lạm thu đầu năm học: Bộ GD-ĐT nói không có!
- 07.06.2016 Ông Đinh La Thăng: Phải làm cho sinh viên không chăm chăm xin vào nhà nước
- 05.08.2016 Thủ tướng; Giáo dục chưa khắc phục căn bản những hạn chế, yếu kém
“Cấm dạy học thêm tràn lan là chủ trương đúng”-ông Võ Văn Hoan-Chánh văn phòng UBND TP.HCM khẳng định. |
Theo ông Võ Văn Hoan, việc dạy thêm học thêm (DTHT) xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh, học sinh và đã có thời xa xưa. DTHT để bồi dưỡng, cũng cố thêm kiến thức cho học sinh yếu cũng như bổ sung, nâng cao kiến thức cho học sinh để các em vững tin bước vào các kỳ thi của quốc gia.
Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cũng muốn con em mình không có thời gian nhàn rỗi mà sa đà vào những trò chơi game trên mạng để rồi tiêm nhiễm những thói hư tật xấu.
Tuy nhiên, việc các thầy cô mở lớp dạy thêm, các trung tâm ôn luyện thi cử mọc lên tràn lan như “nấm” và cơ quan chức năng không quản lý triệt để, chặt chẽ nên trở thành… tiêu cực, bức xúc.
“Vì vậy mới xuất hiện tình trạng có những giáo viên chưa coi trọng, chú tâm truyền thụ kiến thức cho học sinh ở trên lớp bằng việc dạy thêm ở nhà. Có những trung tâm ôn luyện mở ra nhưng chất lượng thấp, mở ra vì lợi nhuận…”-ông Võ Văn Hoan nói.
Do đó, chủ trương cấm DTHT của Thành ủy, UBND thành phố là một chủ trương đúng, không sai, theo đúng tinh thần của Thông tư 14 Bộ GD&ĐT và cấm ở đây là cấm tình trạng DTHT tràn lan.
Cũng theo ông Võ Văn Hoan, do tinh thần quyết tâm cao trong việc cấm DTHT và không lường trước được sự tác động của xã hội, chưa nắm bắt được tâm lý của học sinh, phụ huynh nên tạo ra sự căng thẳng, nhiều ý kiến trái chiều về chủ trương này.
Sau một thời gian đã thấy, đã nghe những ý kiến trái chiều liên quan đến vấn đề này. Và đây là vấn đề nhạy cảm nên khi triển khai cần có lộ trình cũng như dựa trên khảo sát thực tế của từng đơn vị trường học, UBND đã đề ra các giải pháp.
Cụ thể, sẽ chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về công tác DTHT trong trường học; chấn chỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác DTHT ngoài trường học và tại các trung tâm hướng nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách để chăm lo đời sống giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất trường học; đổi mới giáo khoa (Thành phố đang xin cơ chế-PV), thi cử…