(Tổ Quốc) - Ông Huỳnh Văn Minh-Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM đã nhận định như vậy tại buổi làm việc của đoàn đại biểu Quốc hội gặp gỡ doanh nhân, doanh nghiệp TP.HCM trong chiều ngày 3/10.
- 06.09.2016 Chủ tịch nước Trần Đại Quang: “Giữa hai dân tộc chúng ta là tình bạn chân thành”
- 08.09.2016 Chủ tịch nước gặp mặt 100 thanh niên Quân đội, Công an tiêu biểu
- 08.09.2016 Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2016
- 08.09.2016 Chủ tịch nước gửi thư khen lái xe Phan Văn Bắc
- 19.09.2016 Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự lễ khánh thành công trình giao thông tại Ninh Bình
- 21.09.2016 Lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng tham gia Đảng ủy Công an Trung ương
Toàn cảnh buổi đoàn đại biểu quốc hội gặp gỡ doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM |
Tham dự và chủ trì buổi làm việc, gồm Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM-Đinh La Thăng; ông Nguyễn Thành Phong-Chủ tịch UBND TP.HCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm-Chủ tịch HĐND TP.HCM và lãnh đạo các sở/ ngành cùng các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Tại buổi làm việc, các đại biểu, doanh nghiệp có nhiều ý kiến thiết thực phản ánh lên Chủ tịch nước xoay quanh các vấn đề như: nợ thuế; khó khăn trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn; việc đảm bảo nguồn nhân lực, nhân công trong thời kỳ kinh tế hội nhập; sản xuất nông nghiệp ít được chú trọng; hàng gian hàng giả ngày càng nhiều và khó kiểm soát, các cơ quan chức năng chưa có sự phối hợp cùng nhau để xử lý vấn nạn này...
Theo ông Huỳnh Văn Minh –Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã hợp lòng doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa yên tâm nhiều đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
“Nghị quyết hợp lòng doanh nghiệp nhưng chậm đi vào thực tiễn cuộc sống. Giống như “nút thắt cổ chai” vì nhiều cơ quan quản lý nhà nước đi vào triển khai không sát với tinh thần của nghị quyết” – ông Huỳnh Văn Minh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm về vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Bé – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp các KCN-KCX TP.HCM, “con đường từ lời nói đến hành động” đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn sự trì trệ trong các thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo ông Nguyễn Văn Bé, doanh nghiệp hàng ngày phải tiếp nhận hàng trăm các thủ tục, giấy tờ vì doanh nghiệp sống và làm việc bằng nghị định và thông tư nhưng có nhiều chồng chéo. “Do đó, việc xây dựng Luật càng chi tiết thì không cần nghị định và nghị định càng chi tiết thì không cần ban hành thông tư…” – ông Nguyễn Văn Bé nói.
Còn theo ông Trần Việt Anh-Chủ tịch HĐQT-Tổng giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, hiện vấn đề nóng hổi, sát sườn nhất đối với các doanh nghiệp nhựa (80% doanh nghiệp nhựa của Việt Nam nằm trên địa bàn TP.HCM - PV) là nhập khẩu nguyên liệu và làm thêm giờ đối với công nhân.
Mỗi năm các doanh nghiệp nhựa nhập khẩu đến 90% nguyên liệu để sản xuất, khoảng 4 triệu tấn/năm, giá trị nhập khẩu tương đương từ 6 đến 7 tỷ USD/năm. Trong khi đó, nước ta cũng là nước xuất khẩu dầu thô nhưng doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu nhựa chỉ đạt khoảng 450 ngàn tấn/năm.
Đây là vấn đề nghịch lý, do đó đề nghị chính phủ quan tâm đến vấn đề sản xuất nguồn nguyên liệu nhựa để các doanh nghiệp không phụ thuộc nguồn nguyên liệu này từ các nước trong khu vực.
Cũng theo ông Trần Việt Anh, việc giới hạn công nhân không được làm thêm quá 200 giờ/năm cũng là một rào cản đối với các doanh nghiệp.
“Công nhân cũng rất bức xúc về vấn đề không được làm thêm giờ. Nhiều công nhân cho rằng làm 8 giờ/ngày cũng rất lãng phí vì thời gian nghỉ ngời nhiều họ chẳng biết làm gì, trong khi đó hiện các công nghệ đã được ứng dụng vào các nhà máy nên không ảnh hưởng đến sức khỏe lao động” – ông Trần Việt Anh, dẫn chứng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì buổi gặp gỡ |
Liên quan đến vấn đề chế biến và kinh doanh thực phẩm, bà Lê Thị Thanh Tâm – Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Food, cho biết truyền thông trong lĩnh vực này đang khủng hoảng và nhức nhối vì quá nhiều thông tin tiêu cực về sản phẩm thực phẩm của Việt Nam. Vì vậy cần phải có định hướng trong công tác truyền thông để làm sao người dân yên tâm sử dụng các mặt hàng thực phẩm của các doanh nghiệp Việt.
Ngoài ra, bà Lê Thị Thanh Tâm cũng đề nghị cần thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, trung tâm huấn luyện khởi nghiệp. Vì các bạn trẻ có ý tưởng nhưng thiếu vốn đầu tư và thiếu người hướng dẫn hỗ trợ để thực hiện ý tưởng khởi nghiệp.
Tiếp tục cập nhật…