(Tổ Quốc) - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn báo cáo tại Kỳ họp thứ XX, Hội đồng Nhân dân Thành phố khóa IX diễn ra ngày 9/7.
- 07.07.2020 Sữa học đường TP. Hồ Chí Minh: Chương trình nhân văn đem lại nhiều niềm vui cho con trẻ
- 02.07.2020 Phản ứng của phụ huynh sau lời giải thích của trường Quốc tế Việt Úc về thông báo không tiếp nhận học sinh dù đang học dở và đã đóng học phí
- 02.07.2020 Nhiều phụ huynh trường Quốc tế Việt Úc sốc nặng khi nhận thư "không thể tiếp tục tiếp nhận", dù học phí đã đóng đầy đủ và con đang học cuối cấp
- 30.06.2020 TP. Hồ Chí Minh tuyển dụng 514 viên chức giáo dục năm học 2020-2021
- 30.06.2020 Các trường tư thục ở TP.HCM tuyển sinh lớp 10 với học phí khủng lên tới hơn chục triệu mỗi tháng, chưa kể phí phát sinh
Theo thông tin trên thanhuytphcm.vn, năm học 2019-2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 11 trường mầm non và 71 nhóm lớp độc lập tư thục giải thể. Tất cả đều có quy mô nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể.
Sở GDĐT đã chỉ đạo các quận, huyện sắp xếp đầy đủ, tạo điều kiện cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập giải thể có chỗ học ngay tại địa bàn, thuận lợi cho phụ huynh trong việc đưa đón trẻ. Ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.HCM cũng đã rà soát, thống kê đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non ngoài công lập để phối hợp tham mưu, thực hiện công tác hỗ trợ.
Cùng với đó, phối hợp với Liên đoàn Lao động TP.HCM chăm lo giáo viên, nhân viên khó khăn. Phối hợp với Tổ chức Tài chính vi mô (CEP) nghiên cứu các chính sách giảm lãi suất cho vay và hỗ trợ các đơn vị ngoài công lập vay vốn kịp thời, đảm bảo chi hỗ trợ lương và thu nhập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên...
Giám đốc Lê Hồng Sơn cho biết, năm học 2020-2021, dự kiến TP.HCM tăng 54.645 học sinh (48.045 công lập và 6.600 ngoài công lập). Cụ thể, mầm non tăng 3.668 học sinh; tiểu học tăng 8.989 học sinh; THCS tăng 27.950 học sinh; THPT tăng 14.038 học sinh.
Nhìn chung, số học sinh tăng nhiều ở cấp trung học cơ sở, tập trung tại một số quận: Quận 9, Quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện ngoại thành (huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi) do đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, tình trạng dân số tăng cơ học cao.
Ông Sơn cho biết, số trường học trong năm học tới đây là 2.348 trường với 47.438 phòng học. Dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2020 là 90 dự án với 1.371 phòng học mới (trong đó số phòng học tăng thêm là 868 phòng). Dự kiến đưa vào sử dụng ngày 5/9 là 73 dự án với 1.142 phòng học mới (tăng thêm 699 phòng học mới).
Theo đó, bậc mầm non có 326 phòng học (tăng thêm 195 phòng); tiểu học là 352 phòng học (tăng thêm 186 phòng); THCS là 293 phòng học (tăng thêm 201 phòng); THPT là 98 phòng học (tăng thêm 63 phòng)…
Theo kế hoạch, từ sau ngày khai giảng 5/9 đến cuối năm 2020 đưa vào sử dụng 17 dự án với 229 phòng học mới (tăng thêm 169 phòng học mới). Trong đó, bậc mầm non có 55 phòng học (tăng thêm 52 phòng); tiểu học có 77 phòng học (tăng thêm 54 phòng); THCS có 64 phòng học (tăng thêm 36 phòng); THPT có 18 phòng học (tăng thêm 12 phòng)…
Như vậy, năm học mới này, TP.HCM đảm bảo 100% con em sinh sống trên địa bàn (kể cả trường hợp không có hộ khẩu Thành phố) đủ chỗ học, ông Sơn khẳng định.
Tuy nhiên, với số dân tăng cơ học cao, việc đáp ứng chỗ học 2 buổi/ngày cho học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn. Chuẩn bị năm học 2020-2021, số phòng học của học sinh lớp 5 ra trường là 3.107 phòng nhưng số phòng học dự kiến cho lớp 1 là 3.550 phòng (cần thêm 443 phòng học); số phòng học dự kiến xây mới vẫn chưa đáp ứng được mong muốn 100% học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày.
Giám đốc Sở cũng cho biết, năm học 2020-2021, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện mức thu học phí bằng với mức thu của năm học 2019–2020.
Đối với nhu cầu tuyển dụng viên chức ngành GDĐT TP.HCM cho năm học tới là 6.859 người, trong đó mầm non là 821 người; tiểu học là 3.462 người; THCS là 2.062 người; THPT và trực thuộc là 514 người.