Cứ vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, Người dân tìm về những năm tháng lịch sử qua các nhà bảo tàng. Bởi vì, đây là nơi lưu giữ những tài liệu, hiện vật của lịch sử. Chính vì thế nên công tác bảo quản, gìn giữ và nâng niu từng hình ảnh, hiện vật tại bảo tàng ngày càng được xem trọng.
Cứ vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, Người dân tìm về những năm tháng lịch sử qua các nhà bảo tàng. Bởi vì, đây là nơi lưu giữ những tài liệu, hiện vật của lịch sử. Chính vì thế nên công tác bảo quản, gìn giữ và nâng niu từng hình ảnh, hiện vật tại bảo tàng ngày càng được xem trọng.
Tuy nhiên, hiện nay các bảo tàng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác bảo tồn, bảo tàng dẫn đến ít thu hút khách đến bảo tàng để tìm hiểu, học tập.
Với chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, và trưng bày về lịch sử hình thành của Sài Gòn - Tp HCM, Bảo tàng Tp HCM đã thực hiện tương đối hoàn chỉnh một số nội dung trưng bày như điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế xã hội, các giai đoạn của phong trào cách mạng trong tổng số 8 nội dung được trưng bày tại đây.Có thể nói, bảo tàng Tp HCM được đầu tư khá quy mô với hình thức trưng bày đa dạng, phong phú, những hiện vật tại bảo tàng, trong đó có hiện vật có tuổi đời đến hàng trăm năm, tuy đã sờn cũ theo thời gian song vẫn còn khá nguyên vẹn.Điểm qua từng gian trưng bày, chúng tôi đã dừng rất lâu tại khu vực trưng bày tranh ảnh, tư liệu về cuộc khởi nghĩa mùa thu tháng 8/1945 tại Sài Gòn. Trong không gian khiêm tốn, nhưng có đến hơn 50 hiện vật, ảnh, và tài liệu học vụ về sự kiện lịch sử này. Đến đây, chúng ta như sống lại một thời hào hùng của nhân dân Sài Gòn - Gia Định, nào là gươm, giáo rồi gậy tầm vông vạt nhọn của đồng bào trong ngày khởi nghĩa, hay chiếc đèn dầu được dùng trong các cuộc họp bí mật, rồi mũ, áo, dao găm và cả dây thừng là trang phục và vũ khí của lực lượng thanh niên Tiền Phong năm nào… đều được đặt trang trọng trong các tủ kính. Để có được những hiện vật vô giá này là cả một quá trình sưu tầm lâu dài của những người làm công tác bảo tàng. Bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó phòng sưu tầm và trưng bày cho biết: khó khăn lớn nhất của công tác sưu tầm là tìm kiếm những hiện vật có thời gian trên 50 năm. Cho đến hôm nay, mặc dù nỗ lực tìm kiếm tư liệu liên quan song kết quả đạt được còn thấp. Một nguyên nhân nữa là nhiều đơn vị, nhiều ngành đã thành lập những bảo tàng riêng hay nhà truyền thống nên hiện vật lịch sử cũng bị chia sẻ.
Một trong số ít bảo tàng có trưng bày hình ảnh về Cách mạng tháng tám, có thể kể đến là bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, tại khu vực trưng bày về lực lượng vũ trang thời kháng chiến chống Pháp chỉ có hiếm hoi vài hình ảnh về cuộc khởi nghĩa tháng 8 diễn ra tại Hà Nội. Ông Nguyễn Duy Thiệu - Giám đốc Bảo tàng chia sẻ: đây cũng là nỗi trăn trở của những người làm công tác bảo tàng, vì bên cạnh việc tìm kiếm hiện vật thì vấn đề kinh phí sưu tập cũng còn hạn chế. Cho nên, làm thế nào để chống xuống cấp tránh hư hao, trong khi đội ngũ làm công tác chuyên môn còn thiếu là cả một thách thức. Ông cũng cho biết, công tác sưu tầm có gặp khó khăn, song với đặc trưng là nơi trưng bày tập trung thể hiện quá trình hình thành và lớn mạnh của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ nên có thuận lợi là nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí lão thành cách mạng. Mỗi dịp đến bảo tàng, họ đều mang hiện vật hiến tặng. Đây cũng là niềm vinh hạnh của bảo tàng song cũng lại là điều lo lắng, bởi lẽ trong điều kiện hiện nay, bảo tàng chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu trưng bày. Bày tỏ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Thiệu cho biết:
Hướng mắt về một góc bảo tàng, ông Nguyễn Duy Thiệu giới thiệu với chúng tôi về một hướng dẫn viên lớn tuổi đang say sưa thuyết minh cho mấy vị khách tham quan tại phòng trưng bày vũ khí tự tạo của quân giới Nam Bộ. Đó là bác Nguyễn Tấn Hoài, năm nay dù đã bước sang tuổi ngoài 80 song khí khái của người lính quân giới ngày nào đã thôi thúc bác có trách nhiệm truyền đạt những kiến thức và cả niềm tin, lòng tự hào cho thế hệ trẻ. Bác Nguyễn Tấn Hoài cho biết: nhiều người, nhất là cựu binh Mỹ không khỏi thắc mắc vì sao mà quân đội VN trong hoàn cảnh khó khăn mà có thể tự tạo được những vũ khí ngang tầm với họ. Được biết, toàn bộ hiện vật trưng bày tại phòng đều do Bác cùng với các thành viên CLB quân giới Nam Bộ âm thầm thực hiện trong suốt thời gian dài. Ai đến đây tham quan đều được chỉ dẫn cặn kẽ, với Bác khi nào còn những người cần phải hiểu, thì Bác chưa thể nghỉ được. Bác Hoài tâm sự:
Có thể hiểu, những người gắn bó với Bảo tàng đều mong muốn góp sức vào công việc truyền sử đến với mọi người. Thế nhưng, sự vắng bóng khách tại những bảo tàng khiến chúng ta phải suy nghĩ. Quả thật thời gian gần đây, các bảo tàng đã rất cố gắng để nâng chất lượng phục vụ song kết quả đạt được còn thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là hầu hết bảo tàng tại thành phố không được xây dựng đúng công năng, các bảo tàng đều sử dụng lại những tòa nhà cũ có sẵn. Hạn chế về diện tích cũng gây khó khăn không nhỏ cho công tác trưng bày, vì thế có những gian chỉ chọn vài hiện vật tiêu biểu, nên trông khá sơ sài và không thể phản ánh hết được nội dung cần giới thiệu. Ông Nguyễn Duy Thiệu - Giám đốc Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ nhìn nhận hiện nay việc nâng cấp bảo tàng cũng như thay đổi hình thức trưng bày cho thật sinh động còn chậm. Hơn nữa, với đặc trưng bảo tàng về lực lượng vũ trang nên nhiều người dân còn tâm lý e ngại khi vào tham quan, dù bảo tàng luôn mở rộng cửa đón mọi tầng lớp nhân dân.
Để thu hút khách tham quan, theo bà Phạm Dương Mỹ Thu Huyền - Giám đốc bảo tàng TpHCM thì bảo tàng đã có dự án cải tạo và mở rộng, trên cơ sở đó sẽ bổ sung các nội dung về lịch sử văn hóa, về những đổi mới và phát triển của TP cũng như các dịch vụ đi kèm như biểu diễn nghệ thuật dân gian Nam bộ. Ngoài ra, bà cũng khẳng định chính bản thân bảo tàng cần chủ động nhiều hơn nữa, có sự liên kết, phối hợp với đơn vị liên quan.Bà Phạm Dương Mỹ Thu Huyền nói:
Như vậy, để tạo nên bộ mặt mới cho bảo tàng thì có lẽ đoạn đường còn dài đăng đẵng và đồng nghĩa với việc bảo tàng sẽ vẫn thiếu sức hấp dẫn. Trong xu thế chung của các nước hiện nay, đó là phải xây dựng được hệ thống bảo tàng hoành tráng, thể hiện sinh động từng giai đoạn phát triển của một đất nước và là niềm tự hào của mọi người dân.
Quả thật, về cơ sở vật chất cũng như số lượng các tài liệu, hiện vật của đa số bảo tàng tại Tp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Phải làm sao xây dựng hệ thống bảo tàng xứng tầm, thể hiện được bản sắc riêng của một thành phố có truyền thống lịch sử xen lẫn hiện đại, một thành phố có lịch sử đấu tranh oai hùng trong hai cuộc kháng chiến như Tp HCM.Không nơi nào mà việc học sử lại đạt hiệu quả cao như tại bảo tàng. Bảo tàng chính là nơi giáo dục truyền thống đạt hiệu quả nhất. Qua đó, góp phần xây dựng niềm say mê tìm tòi tư liệu lịch sử từ bảo tàng, xem bảo tàng là điểm đến không thể thiếu trong cuộc sống.
Theo VOH