• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu?

Công nghệ 23/11/2022 08:32

(Tổ Quốc) - Giá hiện chỉ hơn 10 triệu, cặp đôi Sigma 65mm và 35mm F2 DG DN vẫn mang đến chất lượng hình ảnh cao, lấy nét nhanh và thiết kế kim loại cao cấp.

Sigma từ lâu đã là tay chơi có tiếng trong làng ống kính máy ảnh. Ưu điểm của hãng luôn là cân đối được giá cả, chất lượng và thiết kế bên ngoài của sản phẩm. Điển hình như cặp đôi ống kính 65mm F2 và 35mm F2 này. Cả hai đều có mã DG DN, thuộc dòng Contemporary tức là dòng cơ bản, dành cho máy ảnh fullframe và giá cũng khá rẻ. Ví dụ như trên trang web BH Asia hiện đang giảm khoảng 2 - 2.5 triệu tùy lens nên chỉ còn lần lượt 14.990.000đ và 12.490.000đ cho 2 tiêu cự 65mm và 35mm. Dù vậy, cả hai đều nhận rất nhiều khen ngợi từ các nhiếp ảnh gia thế giới về chất lượng hình ảnh, thiết kế và chất liệu bên ngoài cũng như tốc độ lấy nét nhanh, chính xác.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 1.

Đây là cặp đôi ống kính Sigma 35mm F2 và 65mm F2 DG DN dành cho máy ảnh Sony.

Thiết kế 2 lens rất giống nhau, chỉ khác biệt 1 chút về kích thước. Hầu hết các thành phần đều gia công từ hợp kim cầm “lạnh tay”, rất chắc chắn, kể cả hood che nắng. Phần vòng lấy nét và khẩu độ có vân và nổi lên hẳn so với thân lens nên dễ dàng sử dụng.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 2.

Cả 2 đều dùng hợp kim làm vỏ tạo cảm giác chắn chắn, đầm tay.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 3.

Các chi tiết đều được làm lớn, có vân rãnh sâu nên cảm giác dùng rất tốt.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 4.

Thấu kính kích thước khá nhỏ nhưng 2 lens đều dùng filter cỡ lớn.

Bên hông lens là nút gạt chế độ lấy nét tay và lấy nét tự động - đặc điểm tưởng đơn giản nhưng rất nhiều lens hiện tại còn thiếu. Hơi tiếc là Sigma không thêm luôn nút giữ nét (Focus Hold) và khả năng Declick cho vòng khẩu luôn thì sẽ cực kì hoàn hảo.

1 điểm rất thú vị trên cặp đôi Sigma này là sử dụng nắp lens hút nam châm thay vì kẹp lò xo hay xoay bằng ren xoắn. Ưu điểm của nắp lens nam châm là dễ dùng, tháo lắp nhanh chóng và không sợ hỏng. Ngược lại, nhược điểm là sẽ không dùng được nếu bạn gắn thêm các loại filter lên trước ống kính.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 5.

Nắp lens của cả 2 đều là dạng nam châm khá hay, dùng rất tiện và không sợ hỏng như nắp lens lò xo thông thường.

Sigma 65mm F2 DG DN - Tiệm cận sự hoàn hảo về quang học

Tầm giá 15 triệu, thật sự bạn sẽ khó mà tìm được chiếc ống kính 1 tiêu cự ngàm E hoặc L nào có được chất lượng quang học tốt đến mức này. Chi tiết từ viền đến tâm đều gần như nét căng hoàn toàn ở mọi khẩu độ, còn tình trạng viền xanh tím (Chromatic aberration) gần như không có, chỉ zoom lên 100% mới thấy rất ít. Độ méo cũng thấp đáng kể nếu chụp JPEG, còn nếu chụp RAW sẽ cần chỉnh lại trong khâu hậu kì.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 6.

Độ nét, màu sắc, tương phản của Sigma 65mm F2 DG DN là rất tốt.

Khả năng kiểm soát flare của lens cũng rất tốt, chụp ngược sáng chỉ thấy 1 chút mờ, gần như không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh nói chung. Tốc độ lấy nét của lens là rất nhanh, độ chính xác cao khi kết hợp với hệ thống lấy nét pha của các máy ảnh đời mới, kể cả khi dùng lấy nét mắt trên máy Sony đời mới. Tuy nhiên, động cơ lấy nét bên trong hoạt động khá ồn ào và hơi rung nhẹ, mỗi lần bấm chụp sẽ thấy rung tay.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 7.

Tiêu cự 65mm nằm giữa 50mm và 85mm, không quá rộng mà cũng không quá hẹp, đủ để chụp chân dung xóa phông đẹp mắt.

Nhiều góc ảnh cũng được nén lại, tạo cảm giác ấn tượng hơn so với chụp góc rộng dù chưa thể xóa phông "mịt mù" như các dòng lens 85mm f1.8.

Nhược điểm nhỏ khác của lens này là gặp tình trạng focus breathing, tức là khung hình sẽ thay đổi kích thước tùy theo khoảng cách lấy nét. Cùng với đó, lens cũng không có chống rung quang học nên không phù hợp lắm với ai cần quay phim nhiều.

Cuối cùng, vấn đề tối viền khi chụp khẩu lớn có tồn tại nhưng không đáng kể. Bạn sẽ không để ý lắm khi chụp hàng ngày, chỉ khi so sánh trực tiếp với ảnh chụp ở khẩu độ nhỏ mới thấy sự khác biệt. Ngoài ra, lens này chụp cận cảnh không ổn lắm vì khoảng lấy nét gần nhất là 55cm.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 9.

Điểm trừ lớn nhất của Sigma 65mm F2 DG DN là tối viền ở khẩu độ lớn.

Sigma 35mm f2 DG DN - Lựa chọn lens cơ bản giá tốt

Tiêu cự 35mm là hoàn hảo với nhu cầu chụp thông thường, nó đủ rộng để chụp được trong các không gian nhỏ mà đủ hẹp để ảnh chân dung không quá méo. Kết hợp với khẩu độ F2 nên khả năng thu sáng tốt đáng kể và cũng có thể xóa phông nhẹ nhàng với các vật thể cách xa khoảng 1 mét.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 10.

Ống kính này có độ nét cao nhưng lại bị viền xanh/tím ở các chi tiết chênh sáng.

Điểm cộng lớn nhất của Sigma 35mm F2 DG DN là thiết kế và chất liệu vỏ ngoài toát ra vẻ cao cấp. Đây cũng là 1 trong những mẫu ống kính 35mm nhỏ gọn nhất dành cho các dòng máy ảnh Sony FE.

Tiêu tự 35mm rất hợp để bắt được những khoảnh khắc đời thường khi chụp đường phố, chụp trong không gian hẹp. Khẩu độ F2 vừa đủ để xóa phông nhẹ nhàng nếu chụp chân dung bán thân.

Hai điểm trừ nhỏ nhưng đáng quan tâm của mẫu lens này là có 1 chút độ méo, nhất là khi chụp RAW và tối viền. Nếu như độ méo có thể dễ dàng xử lý trong khâu hậu kỳ và không ảnh hưởng lắm đến chất lượng ảnh cuối cùng thì vấn đề tối viền còn thấy rõ trong các ảnh chụp với nền sáng, cần xử lý khá nhiều.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 12.

Ảnh chụp từ Sigma 35mm F2 DG DN hơi méo nhẹ, máy sẽ tự chỉnh lại nếu chụp JPEG nhưng cần hậu kỳ nếu chụp RAW.

Hệ thống động cơ lấy nét hoạt động hơi ồn ào và rung tương tự mẫu 65mm nhưng sử dụng thực tế không gây nhiều vấn đề, trừ khi bạn quay video và thu âm trực tiếp bằng máy ảnh. Bù lại, khả năng bắt nét của lens là cực kì nhanh chóng và chính xác, không bị “giật” (hunting) cả khi chụp và quay.

Tình trạng viền xanh/tím (Chromatic aberration) cũng xuất hiện ở những chi tiết tương phản cao, ngược sáng nhưng chỉ thấy rõ khi zoom lớn lên soi. Chỉ cần giảm khẩu độ xuống khoảng F2.8 trở đi, ảnh sẽ cải thiện đáng kể về cả độ chi tiết, tương phản và Chromatic aberration.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 13.

Khẩu độ F2 chưa phải lớn nhất nhưng đủ để cứu cánh trong những shot hình thiếu sáng thế này.

Nhìn chung, cả 2 lens đều có những ưu điểm vượt trội so với nhiều lựa chọn cùng tầm giá. Những nhược điểm rõ ràng vẫn tồn tại nhưng không thực sự là vấn đề quá lớn vì đều có thể xử lý được, nhất là khi so với các dòng ống kính khác trong tầm giá này.

Trải nghiệm ống kính Sigma 65mm F2 và 35mm F2 DG DN (C): “Vô đối” trong tầm giá dưới 15 triệu? - Ảnh 14.

Cả 2 lens đều thể hiện tốt ở hầu hết các khía cạnh quan trọng, đặc biệt là so với những đối thủ cùng tầm giá.

Hiện tại, cả 2 dòng lens đều đang được bán chính hãng rộng rãi ở Việt Nam với mức giá lần lượt 12.49 triệu và 14.99 triệu cho bản tiêu cự 35mm và 65mm. Nếu quan tâm, bạn có thể xem thêm hoặc đặt mua trong link phía dưới.

Một số hình ảnh khác chụp từ Sigma 65mm và 35mm F2 DG DN (C):

PH - WeBuy

NỔI BẬT TRANG CHỦ