(Cinet)- Trong khuôn khổ Giải Biếm họa báo chí Việt Nam lần 1, tại 45 Tràng Tiền đang xuất hiện những tên tuổi họa sỹ vẽ biếm hoạ lão thành cho đến người yêu thích nghiệp dư bằng những bức tranh biếm họa. Đây thực sự là cơ hội cho các họa sỹ biếm họa khoe mình trở lại.
(Cinet)- Trong khuôn khổ Giải Biếm họa báo chí Việt Nam lần 1, tại 45 Tràng Tiền đang xuất hiện những tên tuổi họa sỹ vẽ biếm hoạ lão thành cho đến người yêu thích nghiệp dư bằng những bức tranh biếm họa. Đây thực sự là cơ hội cho các họa sỹ biếm họa khoe mình trở lại.
Theo ông Trần Khánh Chương-Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt
Nhưng khi hết chiến tranh, thể loại tranh biếm họa đã lắng xuống. Hàng năm, triển lãm và giải thưởng giành cho thể loại này hết sức “lèo tèo”. Thế nhưng theo thống kê của Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền Hà Nội, các cuộc triển lãm mỹ thuật thường có khoảng 500-700 lượt người xem, riêng triển lãm tranh biếm họa có thể lên tới 1500 lượt người. Khán giả luôn chờ được ngắm nghía những bức tranh cười và ngẫm.
Hiện nay, có khoảng 30 hội viên Hội Mỹ thuật tham gia vẽ biếm họa, trong đó số hội viên thường xuyên sáng tác biếm họa khoảng 15 người, chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TPHCM. Có một số họa sỹ biếm họa đã tạo được phong cách riêng như Lý Trực Dũng, Đặng Nhân, Văn Quỳnh, Chu Tiến Đức…, nhưng vẫn là ít. Lý do họa sỹ không mặn mà với tranh biếm họa, một phần do lĩnh vực tranh này đòi hỏi cao về năng khiếu cũng như bản năng nghề nghiệp, phần nữa người ta đang coi biếm họa như đồ trang sức chưa có mấy chỗ trên thị trường. Họa sỹ Vũ Ngọc Bách (bút danh B.BA), người có nhiều bức biếm họa khiến anh chị em trong ngành trầm trồ, tâm sự: “Tôi thấy tội nghiệp cho anh biếm họa. Biếm họa không thể lớn được khi nó giống như đứa trẻ mồ côi tự sinh ra và tự sống bằng sự say mê cá nhân. Làm sao lớn nổi khi mặt bằng báo chí cả nước ngày càng thu hẹp hơn với biếm hoạ. Chưa nói đến khoản nhuận bút mà thực tế họa sỹ biếm họa gần như là kẻ vô gia cư, nhà báo không phải, họa sỹ cũng không… Đôi khi được gọi xưng danh cộng tác viên của tờ báo nào đó cũng thấy vui vui, nhưng thực chất không có chỗ ngồi đoàng hoàng trong xã hội. Tôi thấy hiện tại các “Biếm họa gia” đang phải ngồi trên tấm ván gác giữa hai chiếc ghế”.
T.T