• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trên 300 giảng viên khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục thế thao được đào tạo Thạc sĩ trong 10 năm tới

Giáo dục 23/04/2021 13:51

(Tổ Quốc) - Để nâng cao năng lực giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học, trong 10 năm tới, cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.

Thông tin được Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) đưa ra tại Tọa đàm về một số nội dung triển khai Quyết định số 89/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030.

Đề án 89 hướng tới các mục tiêu: Đào tạo trình độ tiến sĩ cho 10% giảng viên đại học; đào tạo để trên 80% giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ trở lên; bồi dưỡng kỹ năng quản trị đại học cho cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH và bồi dưỡng một số kỹ năng, như: phát triển chương trình đào tạo, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy… cho 100% giảng viên; thu hút 1.500 nhà khoa học, những người có trình độ tiến sĩ về làm việc tại các cơ sở GDĐH của Việt Nam.

Trên 300 giảng viên khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục thế thao được đào tạo thạc sĩ trong 10 năm tới - Ảnh 1.

Đề án 89: Trên 80% giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ trở lên (ảnh minh họa)

Theo đó, hiện cả nước đang có trên 73.000 giảng viên đại học, trong đó, số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ là 28,8%. Để hoàn thành mục tiêu Đề án 89, trong 10 năm tới cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.

Trong công tác này, các cơ sở GDĐH đóng vai trò chính yếu trong cả quy trình tuyển chọn, gửi giảng viên đi đào tạo, quản lý kinh phí, theo dõi quá trình đào tạo giảng viên cho tới việc sử dụng giảng viên sau đào tạo và bồi hoãn kinh phí đào tạo.

Tại buổi Tọa đàm, một số ý kiến đề xuất Đề án 89 phải triển khai ngay trong năm 2021. Trong đó, nhấn mạnh đến các yếu tố như quy trình đăng ký, quy trình tuyển chọn cho các trường, yếu tố vùng miền, đại diện để lựa chọn đối tượng, vấn đề bồi hoàn hiệu quả... Đồng thời, tiếp tục đề xuất cụ thể về cách hiểu và định mức các loại chi phí đào tạo; đối tượng được đào tạo…

Cũng tại buổi Tọa đàm, Vụ GDĐH đề nghị các cơ sở đào tạo báo cáo về những việc sẵn sàng tham gia ngay trong năm nay, đây là cơ sở để Bộ sớm đưa ra phương án triển khai đề án khả thi nhất.

P.Anh

NỔI BẬT TRANG CHỦ