(Tổ Quốc) - Ngày 20/4, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm Tranh cổ động "Tuổi xanh nhịp bước theo chân Bác" nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước trong thời gian tới.
- 01.04.2022 Tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII
- 31.03.2022 Phát động thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh- Liệt sĩ
- 14.03.2022 Tổ chức “Trại điêu khắc và vẽ tranh cổ động tại Lào, năm 2022”
- 13.07.2021 Đôi tông huyền thoại của Luffy xuất hiện trong tranh cổ động Olympic Tokyo mùa hè 2020 do tác giả One Piece vẽ tặng
- 13.07.2021 Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến
Triển lãm "Tuổi xanh nhịp bước theo chân Bác" giới thiệu 30 bức tranh thuộc sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, do 28 họa sĩ sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1958 đến năm 1986.
Những tác phẩm trưng bày phản ánh khát vọng hòa bình, dân quân sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc như tác phẩm "Tuổi xuân nhịp bước theo chân Bác của tác giả Nguyễn Hữu Huề; tác phẩm "Quân đội ta trung với Đảng hiếu với Dân" của Hữu Lam; "Bảo vệ Thủ đô, Bảo vệ dòng điện" của tác giả Mạnh Cương ...
Bên cạnh đó, những tác phẩm ngợi ca về việc cùng nhau xây dựng vùng kinh tế mới, cải tiến, nâng cao năng suất lao động và tình cảm, lòng biết ơn đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu như tác phẩm "Cuộc đời có Đảng" của Lê Sơn Hải; "Cùng nhau xây dựng vùng kinh tế mới" của tác giả Hoa Văn; "Góc học tập của em" của tác giả Thế Vinh... là những tác phẩm với hy vọng đem đến niềm động viên, khích lệ chúng ta vượt qua khó khăn, cống hiến, xây dựng đất nước ngày một tươi đẹp, giàu mạnh.
Theo bà Trần Thị Hương, Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam: Tranh cổ động thuộc thể loại đồ họa trong nghệ thuật tạo hình, mang những đặc trưng riêng về ngôn ngữ biểu đạt như hình tượng, màu sắc, đường nét, chữ được khái quát, tượng trưng hoặc điển hình hóa nhằm tuyên truyền, định hướng nhận thức và hành động về sự kiện, hoạt động xã hội xảy ra trong một thời điểm nhất định.
Có thể khẳng định rằng, tranh cổ động luôn đi cùng lịch sử phát triển của Cách mạng Việt Nam từ những ngày đầu đấu tranh giành độc lập dân tộc, chiến đấu bảo vệ tổ quốc đến quá trình xây dựng đất nước, kịp thời đưa những chủ trương, đường lối của Đảng đến với toàn dân, vượt qua nhiệm vụ tuyên truyền cổ động trực quan để trở thành một thể loại nghệ thuật đồ họa độc đáo, riêng có của nền Mỹ thuật Cách mạng Việt Nam.