• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trúc Khê là nhân chứng biết về bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn"

11/09/2007 06:42

Theo một nhận định dễ được cộng hưởng: Nếu không có bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn", cuộc sống văn chương nước ta hẳn có sự thiệt thòi.

Theo một nhận định dễ được cộng hưởng: Nếu không có bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn", cuộc sống văn chương nước ta hẳn có sự thiệt thòi.

Và có câu chuyện liên quan đến nhà văn Trúc Khê. Câu chuyện được ghi lại từ lời kể của nhà văn Ngọc Giao năm 1990, khi ông vào tuổi 80, ông nguyên là thư ký tòa soạn của báo "Tiểu thuyết thứ bảy". Một buổi trưa, cuối mùa thu năm 1937, ở tòa soạn báo Tiểu thuyết thứ bảy, các đồng nghiệp trong tòa soạn đã ra về, chỉ còn lại Trúc Khê Ngô Văn Triện và Ngọc Giao. Trúc Khê còn nán lại để dịch "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ ra Quốc ngữ. Ngọc Giao đã tiến lại chỗ mắc áo để lấy mũ và ra về. Nhưng khi đó có tiếng kèn đám ma, đám tang đi qua phố Hàng Bông. Ngọc Giao là người rất sợ kèn đám ma nên mới nán lại thêm, cho xe đám đi qua đã. Đã khoác áo, đội mũ, nên ông kéo ghế ngồi tạm lại ở chỗ gần cái sọt đựng giấy vụn. Không biết điều gì xui khiến, ông đưa tay vào sọt, nhặt lên mấy tờ giấy bị vo tròn quăng vào sọt để chờ xe rác. Tẩn mẩn ông vuốt một tờ ra đọc. Đó là một tờ giấy học trò khổ nhỏ. Một bài thơ bằng nét chữ bút chì, viết nguệch ngoạc nét run, nét mờ, như thể viết ra một lần xong, gửi đi luôn cho tòa báo. Nhưng, bài thơ đã khiến Ngọc Giao rung cảm lạ thường: "Hai sắc hoa ti gôn" của T.T.Kh. Ngọc Giao bước vội đến đưa bài thơ cho Trúc Khê, yêu cầu ông đọc ngay. Trúc Khê thấy Ngọc Giao quá xúc động, cũng bỏ bút, cầm đọc bài thơ. Và ông đã cảm động, ngồi lặng đi, rồi đọc lần nữa. ông Trúc Khê vỗ tay xuống bàn, nói với Ngọc Giao: "Sao lại có bài thơ tuyệt đến thế này!". Ngay sau đó, thư ký tòa soạn Ngọc Giao gọi ông cai thợ sắp chữ nhà in lên, bảo xếp chữ ngay bài thơ ấy. Và "Hai sắc hoa ti gôn" đã đi vào đời sống thơ ca nước nhà. Nhà văn Ngọc Giao còn ghi vào cuốn sổ lưu niệm của Phạm Văn Kỳ - một người bạn văn cùng thời, cũng từng làm thư ký tòa soạn báo Tiểu thuyết thứ năm. "Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh bị bỏ rơi vào sọt rác như vậy đó. Nó càng được nhiều bạn đọc nhắc đến bao nhiêu tôi càng ân hận về lỗi làm ăn cẩu thả, sơ suất bấy nhiêu. Nếu không có cái đám ma qua phố thổi kèn rầu rĩ đó, thì tôi đã đội mũ lên đầu, không cúi xuống sọt rác...thì đóa hải đường "Hai sắc hoa ti gôn" đành an phận nằm trong đó". Vì tế nhị, nhà văn Trúc Khê cũng giữ kín câu chuyện này đến khi ông qua đời…


NỔI BẬT TRANG CHỦ