• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trump “hoang tưởng” bành trướng kinh tế Mỹ

Kinh tế 03/11/2016 08:06

(Tổ Quốc) - Nhấn mạnh đến việc cắt giảm thuế và bảo hộ kinh tế, liệu ông Trump có cơ hội thực hiện hứa hẹn với các chính sách kinh tế mang tên “ Donald Trump” hay không ?

Quán triệt chính sách “America first” (Người Mỹ là trên hết)
Trong bài phát biểu đó Donal Trump luôn tự cho mình là vị tổng thống có thể đem đến một nước Mỹ mới và sự thịnh vượng cho "những người có ít tài sản nhất," đồng thời cảnh báo rằng đối thủ của ông, bà Hillary Clinton sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào trạng thái trì trệ.
Về cơ bản, Donald Trump sẽ theo đuổi chính sách “America first” (nước Mỹ là trên hết), xa rời các quy chuẩn thông thường của chính sách đối ngoại Mỹ. Với Việt Nam và Châu Á – Thái Bình Dương, có ít nhất bốn điểm mà chính quyền Trump sẽ điều chỉnh lại và gây ra bất ổn.
 
Ông duy trì chính sách bảo vệ đất nước và cho rằng không có quốc gia nào thịnh vượng mà không đặt lợi ích của mình lên trên hết.
Về thương mại, Trump phản đối Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cho rằng TPP là một thỏa thuận kinh khủng. Trump cũng nghi ngờ cả WTO và cam kết sẽ tiến hành tái đàm phán Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và xác định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Cách tiếp cận trên có thể sẽ được mở rộng ra đối với các đối tác khác mà Mỹ đang gặp thâm hụt thương mại, trong đó có Việt Nam.
Ông Trump, với lập luận rằng là một trùm bất động sản ông có đủ tư cách để chèo lái nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng giành khá nhiều thời gian để nêu bật những điểm khác biệt giữa nhãn quan về kinh tế của ông với của bà Clinton.
Bên cạnh đó, ông Trump cũng đã bổ sung những chi tiết mới, bao gồm: chấm dứt việc áp thuế bất động sản, miễn thuế đối với các phí tổn chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, và áp đặt mức trần 15% đối với tất cả các loại thuế thu nhập công ty, tạm ngừng thực thi tất cả những quy định mới của các cơ quan liên bang.
… Không hoàn hảo như mong đợi
Thách thức đặt ra khi sức mạnh Tổng thống Mỹ chưa đủ mạnh làm đòn bẩy kinh tế bởi vì:
Mỗi khi ngân sách thông qua, Tổng thống sẽ đưa ra nhưng Quốc hội thông qua. Vì thế, vai trò của Quốc hội là quan trọng, có thể gạt bỏ một quyền phủ quyết, hoặc thông qua một luật mới đáp ứng được yêu cầu Tòa án Tối cao.
Thứ hai, kinh tế Mỹ đang rất mạnh và phức tạp, người Mỹ lại linh hoạt và sáng tạo. Do đó, cho dù là Tổng thống Mỹ có quyết định hay Quốc hội có thông qua thì người dân cũng chịu rất ít ảnh hưởng. Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, vai trò lãnh đạo là cần thiết và dễ thấy kinh tế Mỹ có ảnh hưởng tích cực đối phó với thời gian khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, vấn đề chính sách kinh tế lại không linh hoạt như các quốc gia khác trong thời gian nền kinh tế ổn định như hiện nay.
Vậy nên, nếu ông Trump làm Tổng thống thì kế hoạch kinh tế có tên gọi là “America First” (Người Mỹ là trên hết) bao gồm: phát triển các công ty tài chính lớn thông qua chính sách giảm thuế; đàm phán lại quan hệ thương mại; thay đổi hệ thống pháp lý và điều chỉnh hoạt động ngân hàng cũng còn có nhiều yếu tố khác quyết định. Đầu tiên sẽ nhìn thấy tỷ lệ thuế thu nhập liên bang giảm từ 39.5% xuống 33%; cắt giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 15%. Vấn đề đặt ra là liệu kế hoạch này có tăng lên tỷ lệ lãi suất và là bao nhiêu.
Thứ hai, các thỏa thuận thương mại đều nhằm bảo vệ công nghiệp trong nước. Ví dụ như ông Trump đề xuất 45% thuế quan các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc và 35% cho các mặt hàng nhập khẩu của Mexico. Vấn đề này liệu có phải là thủ thuật đàm phán hay là mục đích thu lợi nhuận cho bản thân.
Thứ ba là nhấn mạnh đến quy định điều tiết bao gồm sự kiểm soát mạnh hơn việc nhập cư (giống như bức tường chắn của Mexico và Mỹ trước đó). Ông Trump cũng dự tính các thay đổi về tăng trưởng Mỹ khoảng 3.5%-4% mỗi năm và sẽ tạo ra 25 triệu việc làm cho người lao động. Điều này liệu có đáng tin?
Phần lớn các nhà kinh tế đều nói “không” với lập luận này bởi vì chỉ tiêu đưa ra là tham vọng. Điều này đòi hỏi Hoa Kỳ sẽ phải tăng trưởng nhanh hơn so với kinh tế toàn cầu trong mọi lĩnh vực. Nếu không, kế hoạch như vậy sẽ giảm tăng trưởng và dẫn đến suy thoái kinh tế.
Với những phân tích như vậy, nếu ông Trump chiến thắng thì nền kinh tế và tài chính Mỹ có thể bị sốc. Ông Trump có thể hứa hẹn rất “mỹ miều” về kinh tế tương lai nhưng vấn đề còn phải nhìn lại sự thông qua và phê chuẩn của Quốc hội.
Vì vậy, với những gì liên quan đến hứa hẹn của ông Trump xem ra vẫn còn cân nhắc bởi một tương lai kinh tế và tài chính Mỹ sẽ còn có nhiều ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới.
(Theo the guardian)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ