(Tổ Quốc) - Hai nhà máy bia tại Bắc Kinh và Hồng Kông mới đây đã công bố hương vị Bia cổ đại của Trung Quốc bằng cách tái tạo lại nguyên vẹn công thức nấu bia nguyên gốc trong lịch sử.
- 25.04.2017 Kết nối đưa du khách đến với “Kiều”
- 25.04.2017 Công viên nước Hồ Tây giảm giá dịp 30/4
- 25.04.2017 Hành khách Anh trước nguy cơ lọt “top cấm đoán” khi tới Mỹ
- 25.04.2017 “Bao trọn gói” - Nghỉ dưỡng ở Maldives
- 25.04.2017 Đề nghị Hàn Quốc nghiên cứu miễn thị thực cho du lịch ngắn hạn
- 25.04.2017 Đà Nẵng sẽ thành thành phố pháo hoa, điểm đến lễ hội tầm cỡ quốc tế
- 25.04.2017 Nhà hát Lớn chuẩn bị mở cửa đón khách tham quan
- 26.04.2017 700 khách ra Cồn Cỏ sau 2 tuần thử tàu cao tốc 0 đồng
- 26.04.2017 United Airlines đối mặt “ác mộng” PR mới sau cái chết thú cưng
- 26.04.2017 Những tour nội địa “hot” nhất dịp lễ 30/4 & 1/5
- 26.04.2017 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tour 0 đồng
Di tích Mijiaya |
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2006, trong khi khai quật di tích Mijiaya ở gần Tây An, miền Nam Trung Quốc, các học giả đến từ Học viện Khảo cổ học tỉnh Shaanxi đã tìm thấy các hố dưới lòng đất có độ tuổi khoảng 5000 năm.
Hai trong số các hố đó có chứa các loại bình chứa bằng gốm, và được lắp đặt giống như một hệ thống pha chế thô sơ. Các bình gốm đã được dùng để thực hiện các công đoạn: nghiền, lọc và lên men.
Hình ảnh quảng bá Bia cổ đại của Tập đoàn Bia Jing-A |
Giáo sư khảo cổ người Trung Quốc Li Liu đến từ Đại học Stanford cho biết: “Ngày nay, người ta vẫn sử dụng các thiết bị tương tự như vậy để sản xuất bia”.
Từ năm 2012, giáo sư Li Liu bắt đầu đo lượng cồn còn đọng lại trên đồ gốm, và bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về các bình gốm tìm được.
Trên mặt trong những chiếc bình gốm, họ tìm được một lớp cặn màu vàng. Các nhà khoa học tin rằng đó là vết tích của bia, tuy nhiên họ cần phân tích kĩ càng qua kính hiển vi để xác nhận. Qua phân tích, họ kết luận rằng lớp chất này có nguồn gốc từ lúa mạch, kê, khoai và rễ cây bầu.
Giáo sư Liu cho rằng, việc phát hiện ra lúa mạch trong hợp chất cổ đại này là một bước ngoặt vô cùng quan trọng. Điều đó cho thấy người Trung Quốc đã biết đến lúa mạch từ rất sớm, 5000 năm về trước thay vì 4000 năm như mọi người vẫn nghĩ. Bà kết luận rằng, lúa mạch được đưa tới Trung Quốc từ sớm như vậy chủ yếu để sản xuất đồ uống, chứ không vì nhu cầu lương thực, thực phẩm.
Sau đó, hai nhà sản xuất bia Trung Quốc, Jing-A tại Bắc Kinh và Moonzen từ Hồng Kông đã tới di tích Mijiaya để tìm hiểu về quá trình sản xuất bia cổ tại đây.
“Chúng tôi thực sự bị mê hoặc bởi ý tưởng tái tạo lại loại bia cổ đại Mijiaya và chứng kiến thức uống mà mọi người đã uống cách đây 5000 năm”, Alex Acker, nhà đồng sáng lập Tập đoàn bia Jing-A chia sẻ.
Được biết, Bia cổ đại tại Mijiaya sử dụng quá trình pha chế khá tương tự, nhưng đòi hỏi những nguyên liệu và men rất khác biệt so với bia hiện đại. Sau khi hoàn thành, Bia cổ đại có màu tươi và vị chua.
Acker nhận xét: “Tôi thực sự yêu thích mùi và hương vị này”.
Jing-A và Moonzen đều là các thương hiệu bia lớn tại Trung Quốc, và cả hai công ty đều cam kết rằng lợi nhuận thu được từ loại bia này sẽ dùng để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu của Học viện Shaanxi./.
Hoàng Long (Theo CNN)