(Toquoc)-Ngoài các trường hợp xin về, sau hai ngày tập luyện, đội tuyển quốc gia Việt Nam tiếp tục hụt nhân sự.
(Toquoc)-Dù không thể hiện rõ thái độ, nhưng với những phóng viên thể thao có quá trình gắn bó lâu dài đều hiểu, việc nhiều cầu thủ rời khỏi đội tuyển quốc gia sau vài ngày tập trung cũng khiến HLV Calisto tổn thương ít nhiều.
Như là định mệnh, lần tập trung nào của HLV Calisto ở đội tuyển Việt
Ngày 6/9/2010, đội tuyển quốc gia chính thức tập trung với danh sách 27 cầu thủ được gọi. Tuy nhiên, trước đó, CLB SHB Đà Nẵng đã đề nghị không gọi cầu thủ để dự tứ kết AFC Cup. Trong khi đó CLB Sông Lam Nghệ An cũng xin cho 4 cầu thủ là Trọng Hoàng, Quang Tình, Văn Bình và Ngọc Anh được lên tập trung muộn với lí do đá vòng loại giải U21.
Tiếp đó có thêm Nguyễn Minh Đức xin tập trung muộn vì việc gia đình.
Không những vậy, chỉ mới sau hai ngày tập luyện, đội tuyển quốc gia Việt
Sau Đức Dương, đến lượt Được Em xin về và toàn những lí do nghe qua thì đều chính đáng. Cả 2 đều được ông “Tô” đồng ý, bởi với ông thầy khó tính này, cầu thủ cần phải có thái độ chuyên nghiệp, có nghĩa vụ cống hiến cho đội tuyển quốc gia. Nếu cầu thủ không muốn, không có khát vọng hết mình vì đội tuyển nữa thì sẽ được giải quyết theo nguyện vọng.
Các cầu thủ khác như Văn Quyến, Sỹ Cường và Duy Quang phải bỏ dở buổi tập, ngồi ngoài vì bị đau.
Trên sân tập, với yêu cầu cao của ông Calisto cho các học trò để có các bài tập “như đá thật”, chuyện các cầu thủ bị đau, bị chấn thương là điều khó tránh khỏi. Sau một mùa giải dài trong màu áo CLB, hành trang mà các cầu thủ mang theo lên đội tuyển lại là những chấn thương đủ loại, nhẹ có, nặng có, thậm chí không ít cầu thủ phải đối mặt với những chấn thương mạn tính.
Mà đây đâu phải là lần đầu tiên.
Trong những đợt tập trung trước, đội tuyển Việt
Dù không thể hiện thái độ bức xúc, nhưng trong những trả lời báo chí vẫn cho thấy sự tổn thương không đáng có ở Calisto. Ông cho biết, cho tới bây giờ sau chục năm làm việc ở Việt
Nói về chất lượng của hai đội tuyển tập trung cùng thời điểm, nhà cầm quân người Bồ Đào Nha cho rằng, lịch thi đấu thiếu khoa học luôn làm các HLV bị động, còn cầu thủ thì không thật khỏe mạnh, sung sức để “cháy” hết mình trên sân cỏ.
“Mấu chốt của vấn đề nằm ở lịch thi đấu quá bất hợp lý được xây dựng nên từ AFC và VFF. Từ đầu năm đến tháng 8 gần như không có giải đấu nào ở châu lục, vậy mà từ tháng 9 trở đi thì quá nhiều giải nối sát nhau: vòng chung kết U-19, vòng loại U-21, Asiad rồi sang tháng 12 là AFF Suzuki Cup”-HLV Calisto cho biết thêm.
Việc thiếu hụt nhân sự do “quân” xin về, vắng cầu thủ bị đau do tập luyện là bất khả kháng với đội tuyển quốc gia.
Theo giới chuyên môn, dù thiếu quân thì hiện tại, điều đó chưa làm ảnh hưởng nhiều kế hoạch tập luyện của ông Calisto. Tuy nhiên, với một quá trình chuẩn bị theo lộ trình dài từ nay cho đến AFF Cup 2010, nếu quân số của đội tuyển rơi vào cảnh “nay người này ốm, mai người kia đau” thì ông Calisto có thể còn nhiều phen “đau đầu”.
Và, khi ấy, mục tiêu cao nhất của bóng đá Việt
Thái Nguyên Nhân