(Tổ Quốc) -Khoảng 50 đại diện của các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và truyền thông đã tham gia cuộc họp kiểm soát ma túy của Ủy ban điều phối quốc gia Kyrgyzstan được tổ chức vào ngày 28/6. Sự kiện này do Bộ Nội vụ Kyrgyzstan phối hợp với UNODC tại Kyrgyzstan tổ chức.
Khoảng 275 triệu người trên toàn thế giới, chiếm khoảng 5,6% dân số toàn cầu trong độ tuổi từ 15–64, đã sử dụng ma túy ít nhất một lần trong năm 2016. Khoảng 31 triệu người sử dụng ma túy đã bị rối loạn đến mức cần điều trị. Khoảng 450.000 người đã chết trong năm 2015 do sử dụng ma túy. Trong số những người tử vong, 167.750 người có liên quan trực tiếp đến rối loạn sử dụng ma túy (chủ yếu là dùng ma túy quá liều).
"Tổng sản lượng thuốc phiện toàn cầu tăng 65% từ năm 2016 đến năm 2017, lên 10.500 tấn, ước tính cao nhất do UNODC ghi nhận kể từ khi bắt đầu theo dõi hoạt động sản xuất thuốc phiện toàn cầu vào đầu thế kỷ XXI", Vera Tkachenko- Trưởng Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm tại Kyrgyzstan cho biết.
Khoảng 50 đại diện của các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và truyền thông đã tham gia cuộc họp kiểm soát ma túy của Ủy ban điều phối quốc gia Kyrgyzstan được tổ chức vào ngày 28/6. Sự kiện này do Bộ Nội vụ Kyrgyzstan phối hợp với UNODC tại Kyrgyzstan tổ chức.
Các đại biểu tại cuộc họp. |
Ủy ban điều phối muốn củng cố các nỗ lực của tất cả các cơ quan nhà nước trong việc tạo ra một mô hình phối hợp hiệu quả để kiểm soát ma túy ở cấp quốc gia.
Azamat Araev, người đứng đầu cơ quan về quốc phòng, luật, trật tự và tình trạng khẩn cấp của Chính phủ Kyrgyzstan cho biết: “Hệ lụy do buôn bán ma túy là vấn đề chung của chúng ta, tất cả chúng ta cần chú ý đặc biệt”.
Theo Báo cáo về ma túy thế giới năm 2018, thị trường ma túy đang mở rộng, và việc sản xuất cocaine và thuốc phiện đã lên tới mức kỷ lục- kéo theo thách thức cần đối phó ở nhiều mặt trận. Từ năm 2000 - 2015, số người chết do sử dụng ma túy gây ra tăng 60%.
Yoshihiro Yamamuro, Đại sứ Nhật Bản tại Kyrgyzstan cho biết: “Sự lây lan của lạm dụng ma túy vẫn là một trong những mối đe dọa toàn cầu. "Thực tiễn cho thấy rằng thành công của cuộc chiến chống ma túy trực tiếp phụ thuộc vào sự hợp tác chặt chẽ giữa các phòng ban liên quan của các nước trong khu vực với các tổ chức quốc tế. Chắc chắn, các dự án của UNODC đóng góp đáng kể vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Tôi tin rằng, cách tiếp cận có hệ thống và nỗ lực tích cực ở tất cả các cấp sẽ góp phần chống lại buôn bán ma túy bất hợp pháp và sẽ có tác động tích cực đến an ninh cả ở Kyrgyzstan và trong khu vực nói chung".
Bộ Nội vụ, Uỷ ban Nhà nước về an ninh quốc gia Kyrgyzstan, lực lượng biên giới Kyrgyzstan và Cơ quan quản lí trại giam đã ký một quy định về hợp tác trong lĩnh vực chống buôn lậu ma túy, các chất tâm thần và tiền thân của chúng.
Trong cuộc họp, các vấn đề về nạn ma túy quốc gia và khu vực cũng được xem xét, kết quả thực hiện Kế hoạch hành động Chương trình chống ma túy quốc gia Kyrgyzstan cũng được công bố, việc tiếp cận chất gây nghiện và các chất hướng thần cho mục đích y tế hợp pháp trong nước.
Điều điểm đáng chú ý là vào tháng 3/2018, UNODC đã nhận được hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản với số tiền 2,7 triệu Đô la Mỹ để hỗ trợ cho các nỗ lực kiểm soát ma túy ở Kyrgyzstan.