• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

UNICEF cảnh báo 6,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi xương năm 2020 do dịch Covid-19

Thời sự 04/12/2020 14:46

(Tổ Quốc) - Vào tháng 7, UNICEF đã cảnh báo rằng thêm 6,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có thể bị còi xương vào năm 2020 do COVID-19, 80% trong số đó đến từ khu vực châu Phi cận Sahara và Nam Á.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá chiều cao và cân nặng của 65 triệu trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học ở 193 quốc gia. Nghiên cứu kết luận rằng tình trạng thiếu chất dinh dưỡng khi trên ghế nhà trường là nguyên nhân dẫn đến khoảng cách chiều cao 20cm giữa các quốc gia.

Nghiên cứu do Đại học Hoàng gia London của Vương quốc Anh dẫn đầu và được công bố trên tạp chí The Lancet đã phân tích dữ liệu về chiều cao và cân nặng của 65 triệu trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học ở 193 quốc gia trên khắp thế giới. 

Nghiên cứu này tìm ra sự khác biệt 20cm trong chiều cao của thanh niên 19 tuổi giữa các quốc gia cao nhất và thấp nhất. 20 cm đại diện cho 8 năm tăng trưởng chiều cao đối với trẻ em gái và 6 năm đối với trẻ em trai.

Ví dụ, chiều cao trung bình của một thiếu nữ 19 tuổi ở Bangladesh và Guatemala (những quốc gia có trẻ em gái thấp nhất thế giới) tương đương với một bé gái 11 tuổi ở Hà Lan (quốc gia có bé trai và gái cao nhất thế giới).

UNICEF cảnh báo 6,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi xương năm 2020 do dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Ức chế tăng trưởng

Các nhà nghiên cứu tin rằng chế độ dinh dưỡng ở trẻ em có nhiều thay đổi, đặc biệt là thiếu thực phẩm chất lượng có thể dẫn đến ức chế tăng trưởng và gia tăng béo phì. Hệ quả là nó ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng của trẻ đến suốt đời.

Tiến sĩ Andrea Rodriguez Martinez, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi sẽ thúc đẩy các chính sách tăng cường sự hiện diện và giảm giá thành của các loại thực phẩm dinh dưỡng, vì điều này sẽ giúp trẻ cao lớn hơn mà không bị tăng cân quá mức so với chiều cao của chúng.”

Nghiên cứu đề xuất các sáng kiến như phiếu thực phẩm hướng tới thực phẩm bổ dưỡng cho các gia đình có thu nhập thấp, cũng như các chương trình bữa ăn đủ chất miễn phí ở trường học. Đây là những thứ chương trình đang đặc biệt bị đe dọa trong thời kỳ đại dịch.

Theo nghiên cứu, các chính sách dinh dưỡng toàn cầu cũng nên quan tâm nhiều hơn đến mô hình tăng trưởng của trẻ lớn tuổi hơn thay vì chỉ tập trung vào trẻ dưới 5 tuổi.

Khủng hoảng dinh dưỡng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNICEF và World Bank Group phân tích tình trạng thấp bé, gầy còm và béo phì do thiếu dinh dưỡng hoặc bệnh tật hoặc cả hai vào tháng 3 năm nay.

Nghiên cứu chung của họ ước tính vào năm 2019, 47 triệu trẻ em dưới 5 tuổi gầy còm và 14,3 triệu trẻ còi xương nghiêm trọng. Theo UNICEF, gầy còm là một dạng suy dinh dưỡng đe dọa đến tính mạng, khiến trẻ em quá gầy và yếu, đồng thời có nguy cơ tử vong cao hơn, tăng trưởng, phát triển chậm và học tập kém hơn. 

Virut corona đang làm gia tăng cuộc khủng hoảng dinh dưỡng này. Vào tháng 7, UNICEF đã cảnh báo rằng thêm 6,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có thể bị còi xương vào năm 2020 do COVID-19, 80% trong số đó đến từ khu vực châu Phi cận Sahara và Nam Á.

UNICEF cảnh báo 6,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi xương năm 2020 do dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Henrietta Fore, Giám đốc điều hành tại UNICEF cho biết: “Tỷ lệ hộ nghèo và mất an ninh lương thực đã tăng lên. Các dịch vụ dinh dưỡng thiết yếu và chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn. Giá thực phẩm đã tăng vọt. Do đó, chất lượng khẩu phần ăn của trẻ em đã giảm và tỷ lệ suy dinh dưỡng sẽ tăng lên.”

Vào đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, đóng cửa trường học trên khắp thế giới đồng nghĩa với việc 370 triệu trẻ em đã bỏ lỡ các bữa ăn miễn phí ở trường, theo Chương trình Lương thực Thế giới, cơ quan đang theo dõi và lập bản đồ về việc đóng cửa trường học. Con số các trường học đang đóng cửa hiện tại là 260 triệu.

Nỗ lực toàn cầu

Đối với nhiều trẻ em, những bữa ăn miễn phí tại trường học là thức ăn duy nhất chúng có mỗi ngày. 

Được sự hướng dẫn của Chương trình Lương thực Thế giới và UNICEF, chính phủ ở 68 quốc gia đang cung cấp khẩu phần ăn mang về nhà, phiếu thực phẩm hoặc chuyển tiền mặt cho trẻ em. Đồng thời, họ thực hiện các biện pháp khuyến khích về sức khỏe và dinh dưỡng để khích lệ trẻ em trở lại trường học sau khi được mở cửa trở lại.

UNICEF cảnh báo 6,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi xương năm 2020 do dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Tại Vương quốc Anh, Manchester United và cầu thủ bóng đá Anh Marcus Rashford đã dẫn đầu một chiến dịch nổi tiếng nhằm mở rộng các bữa ăn miễn phí ở trường ngoài thời gian học để giúp đỡ những trẻ em nghèo khó.

Chiến dịch của anh dựa trên chính trải nghiệm nghèo đói thời thơ ấu của mình đã khiến chính phủ đảo ngược quyết định và cho phép khoảng 1,3 triệu trẻ em ở Anh có thể nhận phiếu ăn miễn phí trong kỳ nghỉ hè.

Chấm dứt nạn đói toàn cầu là mục tiêu thứ hai trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) được 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015. Mục tiêu 2 bao gồm việc chấm dứt tất cả các dạng suy dinh dưỡng vào năm 2030.

K Nguyễn

NỔI BẬT TRANG CHỦ