• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vai trò của thư viện tư nhân trong sự nghiệp phát triển văn hoá đọc

19/02/2009 11:02

(Cinet) - Xã hội hóa hoạt động văn hóa trong đó có lĩnh vực thư viện là một trong những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đất nước. Bài tham luận “Vai trò của thư viện tư nhân trong sự nghiệp phát triển văn hoá đọc và công tác triển khai hướng dẫn thực hiện nghị định của chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của mô hình thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng” do Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, bà Nguyễn Thị Thanh Mai trình bày tại Hội nghị Triển khai công tác ngành VH,TT&DL năm 2009, là một trong những nội dung trọng tâm mà ngành Thư viện tập trung triển khai trong năm 2009.

(Cinet) - Xã hội hóa hoạt động văn hóa trong đó có lĩnh vực thư viện là một trong những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đất nước. Bài tham luận “Vai trò của thư viện tư nhân trong sự nghiệp phát triển văn hoá đọc và công tác triển khai hướng dẫn thực hiện nghị định của chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của mô hình thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng” do Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện, bà Nguyễn Thị Thanh Mai trình bày tại Hội nghị Triển khai công tác ngành VH,TT&DL năm 2009, là một trong những nội dung trọng tâm mà ngành Thư viện tập trung triển khai trong năm 2009.

Tại Điều 16 Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện đó quy định “Nhà nước thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động thư viện, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho tài liệu, tiền, tài  sản, đóng góp công sức cho việc phát triển thư viện;…”.

Với chính sách này, vấn đề tổ chức thư viện để phục vụ sách báo cho nhân dân ở cơ  sở, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không còn là trách nhiệm riêng của ngành văn hóa mà đó được các ngành, các cấp và toàn xã hội tham gia. Hiện nay ở địa bàn cơ sở (cấp xã) cũng tồn tại nhiều mô hình thư viện (phòng đọc sách - PĐS) của các Bộ ngành. Đó là gần 7000 thư viện (PĐS) do ngành văn hóa phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng tại các xã, thôn, ấp, làng, bản … đạt tiêu chuẩn văn hóa; trên 8.000 PĐS trong các Điểm Bưu điện VHX (ngành bưu chính - viễn thông); trên 10.000 Tủ sách pháp luật (ngành tư pháp), hàng nghìn thư viện trường học (ngành giáo dục – đào tạo), khoảng 400 tủ sách trong các đồn biên phòng v.v… . Đặc biệt trong những năm gần đây, xuất phát từ nhu cầu thực tế của quần chúng nhân dân, việc thành lập thư viện phục vụ sách báo cho cộng đồng không còn là trách nhiệm của Nhà nước mà đã có sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, của các tổ chức xã hội, các cơ  sở  tôn giáo… Bên cạnh mạng lưới thư viện công cộng Nhà nước, ở một số tỉnh, thành phố đó xuất hiện mô hình thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, hoạt động có hiệu quả và được nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ.

Theo báo cáo của các địa phương và qua kết quả kiểm tra khảo sát bước đầu của chúng tôi, hiện nay cả nước có khoảng gần 40  thư viện (PĐS) tư nhân có phục vụ cộng đồng xuất hiện rải đều ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.

- Về chủ nhân của thư viện: Nhìn chung chủ nhân của những thư viện này đều là những nhà hảo tâm ở địa phương có điều kiện kinh tế, các thầy cô giáo hoặc cán bộ hưu trí ... có lòng yêu quý sách báo, có bộ sưu tầm sách báo khá phong phú, thấy được giá trị của sách báo đối với đời sống xã hội, cho nên đó tận dụng nhà riêng hoặc tự nguyện bỏ tiền ra xây dựng nhà thư viện (Hà Tây – cũ, Hải Dương, Bình Định, Bến Tre, Tiền Giang …) để phục vụ nhân dân tới đọc, mượn sách báo; bổ sung sách báo, mua sắm trang thiết bị thư viện bằng kinh phí của cá nhân hay gia đình, có chủ nhân thư viện còn mua cả máy tính trang bị cho thư viện như ở An Giang, Tây Ninh; trả thù lao cho người trực tiếp làm thư viện (Thư viện gia đình ông Trương Văn Huyên ở Tiền Giang, Thư viện Đặng - Huỳnh ở Bến Tre, Thư viện Tâm Thành ở Hải Dương …).

Về quy mô của các thư viện: Trung bình mỗi thư viện có 5.000-10.000 bản sách (tương đương với số lượng sách của 1 thư viện công cộng nhà nước cấp huyện) và 3 – 4 tên báo được bổ sung thường xuyên.

Về chi phí cho người trực tiếp làm tại thư viện: ở một số địa phương, chủ nhân trực tiếp trả thự lao cho thủ thư (Bến Tre, Tiền Giang) hoặc lấy từ nguồn thu cho mượn sách về nhà (Bình Định). Song phần lớn người trông coi thư viện và phục vụ sách báo là các thành viên trong gia đình tự nguyện làm, hoặc người làm thư viện tự nguyện không lấy thù lao.

Về phương thức và hiệu quả hoạt động của thư viện: Phần lớn các thư viện đều có lịch mở cửa hàng ngày, phục vụ miễn phí và bằng hai hình thức: đọc tại chỗ và mượn về nhà. Lượt bạn đọc đối với thư viện mở cửa thường xuyên: trung bình 30 – 40 lượt/ngày. Có thư viện thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật xử lý sách báo rất bài bản theo chuyên môn của ngành thư viện (thư viện của gia đình ông Trương Văn Huyên – Tiền Giang).

Về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và thư viện tỉnh: Nhìn chung chưa có sự hỗ trợ cụ thể về vật chất mà chủ yếu ủng hộ về mặt chủ trương. Tuy nhiên cũng có địa phương, ngoài việc ủng hộ về chủ trương còn hỗ trợ đất xây dựng thư viện (Bến Tre) hoặc hỗ trợ thù lao cho người làm thư viện (Tiền Giang - nhưng chủ nhân từ chối không nhận). Bên cạnh đó, thư viện tỉnh hỗ trợ luân chuyển sách báo, hướng dẫn nghiệp vụ và cách tổ chức sắp xếp sách báo trong thư viện…

Nhìn chung các thư viện tư nhân này hoạt động có hiệu quả, phục vụ trực tiếp nhân dân trong cộng đồng, được nhân dân địa phương rất hoan nghênh, ủng hộ. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà hệ thống thư viện công cộng Nhà nước chưa đáp ứng được đến cơ sở, thì việc ra đời của mô hình thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, với kết quả, hiệu quả đã đạt được, có ý nghĩa hết lớn lao. Một là, minh chứng sinh động sự đúng đắn của chính sách xã hội hóa của Đảng và Nhà nước ta. Hai là, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hình thành thói quen đọc sách báo trong nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân (nhất là ở vùng nông thôn) – một mục tiêu phấn đấu, một giải pháp không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH.

Từ thực tiễn phát triển của mô hình thư viện này cùng với ý nghĩa, tầm quan trọng nói trên, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng ngày 06 tháng 01 năm 2009. Nghị định gồm 5 chương 17 điều và 03 phụ lục quy định về tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của thư viện và người đứng tên thành lập thư viện tư nhân; chính sách và quản lý nhà nước đối với thư viện tư nhân.

Nghị định này ban hành có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của sự nghiệp thư viện Việt Nam. Đó là:

- Cụ thể hóa đường lối, chính sách xã hội hóa của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực thư viện;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển thực tiễn của ngành trong lĩnh vực thư viện, tạo căn cứ pháp lý cho mô hình thư viện này phát triển.

Về quan điểm, mục tiêu xây dựng Nghị định:

Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi để mô hình thư viện này phát triển. Đó là:

- Ngoài chính sách ưu đãi về cơ sở vật chất, đất đai theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ Về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, thư viện tư nhân còn được hưởng các chính sách ưu đãi khác như: được nhận sách luân chuyển từ các thư viện công cộng nhà nước, được miễn phí khi tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do ngành văn hoá tổ chức, được tư vấn giúp đỡ về mặt kỹ thuật đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện; có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như các thư viện công lập v.v... ;

- Đơn giản hóa các thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động thư viện phù hopự với xu hướng cải cách hành chính hiện nay.

Thứ hai, tạo căn cứ pháp lý để tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với mô hình thư viện này theo hướng có sự phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng giữa cơ quan quản lý nhà nước về thư viện ở trung ương và địa phương, chính sách của Nhà nước ... nhằm tạo điều kiện  cho thư viện phát triển.

Với ý nghĩa tầm quan trọng của Nghị định, Vụ Thư viện đã xây dựng kế hoạch triển khai và hướng dẫn thực hiện Nghị định này như sau:

- Gửi toàn văn Nghị định kèm theo công văn chỉ đạo thực hiện của Lãnh đạo Bộ gửi các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

- Gửi toàn văn Nghị định kèm theo công văn của Vụ hướng dẫn thực hiện đối với các thư viện cấp tỉnh trong toàn quốc;

- Tổ chức hội nghị sơ kết cấp toàn quốc mô hình thư viện tư nhân và triển khai Nghị định;

- Giới thiệu và hướng dẫn thực hiện Nghị định là một chuyên đề của các lớp tập huấn chuyên môn do Vụ tổ chức và trong các chuyến đi công tác kiểm tra, khảo sát hoạt động thư viện ở địa phương theo kế hoạch;

- Giới thiệu nội dung Nghị định trên các phương tiện thông đại chúng (Báo ngành và tạp chí chuyên môn ngành thư viện… ;)

Với ý nghĩa thư viện là một thiết chế văn hóa, giáo dục ngoài nhà trường, góp phần đắc lực trong việc nâng cao dân trí - một yêu cầu cấp bách trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước – trong bối cảnh, đất nước ta còn nhiều khó khăn, sự đầu tư cho lĩnh vực thư viện chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành, thì sự ra đời của mô hình thư viện tư nhân dân có phục vụ công đồng và sự nhạy bén của Nhà nước trong việc nhanh chóng ban hành Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của mô hình thư viện này với quan điểm, mục tiêu như đã nói ở trên có ý nghĩa hết sức lớn lao. Và với hiệu quả hoạt động của mô hình thư viện tư nhân dân có phục vụ công đồng trong những năm qua một lần nữa đã khẳng định thêm ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.

 Nguyễn Thị Thanh Mai -  Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện

 

 

 

 

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ