(Toquoc)- Trong khi nhiều cây bút trẻ đương đại còn mê mải đi sâu vào khai thác đề tài mang tính thời thượng về thế giới thứ ba, về tình yêu… thì tác giả trẻ Di Li lại gây được chú ý trên văn đàn bằng dòng văn học hoàn toàn khác, thể hiện một lối đi riêng, độc lập và chắc chắn cho riêng mình: Dòng văn học trinh thám kinh dị.
Chất trinh thám kinh dị được đảm bảo bằng yếu tố nghệ thuật
Dòng văn học trinh thám và văn học kinh dị từng xuất hiện ở Việt Nam nhưng bị đánh giá là “tiểu thuyết ba xu”, “văn học hạng hai”, “văn chương giải trí”… và thực sự nó không phải là cái đích hướng tới của hầu tất các nhà văn. Nhà văn ở ta luôn có quan niệm và là phải hướng ngòi bút của mình vào những cái cao cả, nhân văn. Chính vì vậy mà dòng văn học này không có nền tảng phát triển và bị đứt đoạn trong nhiều thập niên gần đây.
Tác giả DiLi tại buổi giới thiệu
sách "Trại Hoa Đỏ"
Trước thách thức của quan niệm coi nhẹ văn chương giải trí và tìm cách dung hoà giữa giải trí và hàn lâm, cây bút trẻ Di Li đã chọn cho mình sự pha trộn nhuần nhuyễn của trinh thám và kinh dị thành trinh thám kinh dị .
Với ba đầu sách đã ra mắt bạn đọc: Tầng thứ nhất, Điệu Valse địa ngục, Trại Hoa Đỏ người đọc đã vô cùng ngạc nhiên trước cách viết, cách xử lý tình huống chặt chẽ và bất ngờ của một cây bút được xem là “ngoại đạo” trong giới văn chương. Nhân vật trong tác phẩm vẫn là con người của cuộc sống ngày hôm nay. Ở họ, luôn có những ám ảnh, lo âu và sợ hãi của thế giới tự nhiên cũng như trong chính đời sống đương đại đầy bất trắc, cám dỗ hôm nay, như tác giả định hướng cho ngòi bút của mình: “Ma quỷ và những chuyện hoang đường khác cũng sinh ra từ những ám ảnh mơ hồ của con người về một thế giới hiện thực”. Tác giả sử dụng yếu tố mang tính chất ma mị, kinh dị để làm phương tiện truyền tải mục đích, hay nói cách khác là tư tưởng của tác phẩm. Tư tưởng làm cốt lõi cho tác phẩm của Di Li lại đi vào đề tài truyền thống là chống lại cái ác, cái xấu. Nhiều khi không có con ma nào trong truyện mà độc giả vẫn cứ bị ám ảnh, bị gờn gợn bởi một vài chi tiết. Cái thực và cái ảo trong tác phẩm của chị hoà quyện vào nhau làm cho mạch truyện biến đổi liên hoàn nhưng đầy sức lôi cuốn. Đọc Di Li độc giả không bị kéo tuột vào thế giới ma mị, xa lạ mà luôn có những “chừng mực” để thoát ra khỏi nó và tỉnh táo hiểu thấu đáo vấn đề. Nhiều ẩn dụ nghệ thuật có tính chất văn học được Di Li sử dụng chứng tỏ ý thức về nghệ thuật luôn song hành với các yếu tố kinh dị, như nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận xét: “giải trí mà không giải trí” như thành công bước đầu được những nhà văn thế hệ trước thừa nhận
Viết được cuốn sách giải trí thành công cũng là nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật đó chưa hẳn là nghệ thuật văn chương. Còn với tác giả trẻ Di Li thì khác, giải trí và nghệ thuật được xác định ngay từ đầu theo chủ đích khi đặt bút viết, phải dung chứa nhau.
Có hy vọng đây là hướng đi mới cho văn học trẻ Việt
Khi được đặt vấn đề này, nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Minh Thái - người quan niệm khi cuốn sách đã đem ra thị trường và đến tay độc giả thì cuốn sách chỉ còn một nửa của tác giả, một nửa còn lại là dành quyền phán xét cho bạn đọc. Bà cho rằng, cách viết của Di Li đã đạt đến sự “hoan lạc của trí tuệ”, không phải giải trí tầm thường. Và sự bế tắc của văn học Việt
Nhà văn trẻ Di Li có nhiều lợi thế để trở thành người nối lại mạch tiểu thuyết trinh thám - kinh dị bị đứt đoạn lâu nay. Là tác giả nữ có tuổi đời còn khá trẻ, có học vấn, có ngoại ngữ nên được tiếp xúc các thành tựu văn học cùng thể loại trên thế giới. Người viết đã giấu được tình cảm chủ quan của ngòi bút, để cho sự kiện dẫn dắt. Hơn nữa, với thể loại văn học này cần một cái đầu tỉnh táo để tính toán, sắp đặt, sắp xếp các chi tiết, tình tiết sao cho lô gích, gay cấn. Không chỉ dừng lại ở đó, ưu điểm của Di Li còn được bộc lộ ở sự hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, sức tưởng tượng phong phú, tài quan sát và óc hài hước - yếu tố cần thiết để “giãn” những áp lực của cốt truyện và tốc độ câu chữ.
Trong nhiều năm trở lại đây văn học Việt
Ngay cả tác phẩm văn học chỉ nặng về yếu tố nghệ thuật hiện nay không còn hấp dẫn ở diện rộng nữa. Bởi cái gọi là nghệ thuật đó dành cho giới chuyên môn chưa thực sự mới, trong khi nhu cầu của một bộ phận độc giả là giải trí, họ không quan tâm đến nghệ thuật. Nhiều tác phẩm văn chương quá chú trọng đến nghệ thuật hiện nay đang được ví như món ăn giàu protit trên mâm cỗ nên dễ gây chán hơn là món ít protit hơn nhưng đa dạng và nhiều chất khác. Do đó việc xuất hiện thêm dòng văn học có cả hai yếu tố giải trí và nghệ thuật như trinh thám kinh dị phải chăng sẽ đáp ứng được nhu cầu này?
Văn học trinh thám kinh dị dán mác văn học “nội 100%” hiện còn quá thiếu ở Việt
Nếu độc giả chỉ quan tâm đến giải trí thì trinh thám kinh dị sẽ bị dứt ra ngay lập tức khi câu chuyện cũng như trang cuối khép lại. Còn quan tâm rộng hơn đến yếu tố nghệ thuật thì có thể ngẫm nghĩ, lý giải ở nhiều vỉa tầng khác nhau ngay khi nó chưa kết thúc và cả khi đã kết thúc.
Một yếu tố đáng để hy vọng văn học trinh thám kinh dị sẽ có chỗ đứng là lượng độc giả đông đảo. Không có yếu tố sex, yếu tố bi luỵ nên cả giới trẻ cũng như người lớn hoàn toàn đọc được.
Có thể đó là lý do mà cuốn tiểu thuyết mới ra đời “Trại Hoa Đỏ” của Di Li đã được nhà xuất bản không ngần ngại cho ra mắt ngay lần đầu nhiều gấp 3 lần so với cuốn sách khác. Chưa thể khẳng định chắc chắn Di Li sẽ thành công trên con đường văn học đầy gian truân này, nhưng ít nhất, đến thời điểm này cũng phải ghi nhận nỗ lực đáng trân trọng của nhà văn trẻ này.
HIỀN NGUYỄN