• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Về cách đánh vần ‘lạ’: cần đưa tin chính xác để phụ huynh đỡ… hoang mang

Giáo dục 28/08/2018 07:43

(Tổ Quốc) - Vài năm nay cứ đầu năm học là phụ huynh lại khá hoang mang về những thông tin đổi mới, thay đổi chương trình giáo dục… hay những cách dạy không giống ai. Chẳng hạn những ngày gần đây là thông tin về một cách dạy học sinh đánh vần theo cách khác với chương trình cải cách giáo dục phổ thông đại trà khi gọi chung các chữ: ‘k’, ‘c’, ‘q’ đều đọc là ‘cờ’; hay vần ‘uô’ đọc là ‘ua’; ‘ươ’ thì đọc là ‘ưa’…

Thông tin lan truyền trên mạng về clip của một giáo viên dạy học sinh cách đánh vần, theo đó, giáo viên này dạy học sinh đánh vần theo sách công nghệ giáo dục lớp 1 (gồm 3 tập, do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành), với các cách đánh vần gọi chung các chữ: ‘k’, ‘c’, ‘q’ đều đọc là ‘cờ’; hay các cách đọc vần ia, iên, ua, uôn, ưa… Clip tới nay thu hút hàng triệu lượt xem và bình luận, nhiều người trong số đó tỏ ra khá hoang mang về chương trình này.

Tuy nhiên theo tìm hiểu, hiện nay trong chương trình giáo dục Tiểu học đang tồn tại song song hai bộ sách tiếng Việt gồm: Sách cải cách giáo dục và Sách công nghệ giáo dục. Trong mỗi bộ sách có hướng dẫn cách đánh vần và cách đánh vần của hai bộ sách này là khác nhau.

Bộ GDĐT cũng đã chấp nhận phương pháp này từ nhiều năm nay

Cách đánh vần của giáo viên trong clip được phản ánh là dạy theo bộ sách công nghệ giáo dục của GS.TS. Hồ Ngọc Đại, từ năm học 2013-2014 được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn, và đến năm học 2018-2019, đã có gần 50 tỉnh, thành phố với hơn 800.000 học sinh học chương trình này.

Bộ sách Công nghệ Giáo dục (ảnh Tuoitre)

Tuy nhiên mỗi khi năm học mới bắt đầu thì nhiều phụ huynh lẫn giáo viên lại tranh luận về những nội dung được giảng dạy trong bộ sách này bởi đây không phải là chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng do lâu nay phụ huynh đã quen với cách đánh vần từ chương trình xưa nên nghe cách đánh vần mới của các cháu thì thấy lạ lẫm, cứ nghĩ là sai. Tuy nhiên từ nhiều năm trước tại các địa phương đang thử nghiệm thì các giáo viên dạy học cho các học sinh đều không xảy ra vấn đề gì. Chương trình Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại nghiêng về ngữ âm học cho nên người ta dạy theo hướng đó và Hội đồng thẩm định quốc gia của Bộ GDĐT đã thẩm định là không sai khi đưa ra một cách tiếp cận mới, nhưng khác, hay như các phụ huynh nói là “lạ”, với cách của chương trình đại trà hiện hành. Bộ GDĐT đã thẩm định và cũng chấp nhận phương pháp của GS.TS. Hồ Ngọc Đại, bởi dạy cho học sinh luật chính tả, tiếp cận theo hướng ngữ âm học, theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GDĐT Nguyễn Đức Hữu, trả lời trên báo Một thế giới.

“Hội đồng thẩm định quốc gia đã thẩm định và chấp nhận cho phép địa phương nào muốn thì tổ chức dạy học theo tài liệu của chương trình này. Bộ cũng không xác minh đây là trường học nào hay cô giáo nào bởi họ dạy theo yêu cầu của tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục chứ không dạy ngoài chương trình như một số phụ huynh đã thông tin”, ông Nguyễn Đức Hữu khẳng định.

Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ càng về các phương pháp giảng dạy

Trước những thông tin phản ánh về cách phát âm ‘lạ’, PGS.TS Phạm Văn Tình- Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam chia sẻ trên tờ Một thế giới, cho rằng phụ huynh không nên vội vàng phê phán cô giáo không đọc đúng các chương trình cũ. Cách đánh vần Tiếng Việt trong sách Công nghệ giáo dục được người xây dựng chương trình dạy các cháu lớp 1 những khái niệm ngữ âm học như tiếng, âm đầu, vần, thanh điệu, âm cuối.

Cách đánh vần theo chương trình Sách cải cách giáo dục

 

Theo một giáo viên dạy lớp 1 tại trường tiểu học tại Vĩnh Phúc thì trường này đã dạy theo sách công nghệ giáo dục vào chương trình học từ 3 năm nay, giáo viên này cho hay theo kết quả giảng dạy trực tiếp với học sinh lớp 1 thì với phương pháp của bộ sách công nghệ giáo dục học sinh hiểu được bản chất của việc ghép vần và có thể ghép vần rất nhanh, phát âm chuẩn hơn hẳn cách học cũ, lấy dẫn chứng là việc phát âm của người Vĩnh Phúc thường ngọng 2 chữ 'l-n' nhưng với những học sinh học theo chương trình công nghệ thì lại không bị ngọng. Tuy nhiên, nếu học theo cách đánh vần này thì học sinh sẽ gặp khó khăn khi chuyển tiếp từ chương trình lớp 1 lên lớp 2 cũng bởi những thay đổi trong việc dạy đánh vần, thông tin trên trang Đời sống & Pháp lý.

Sách cải cách giáo dục

Cũng theo tờ này (ĐS&PL) thì chúng ta có thể hiểu và thông cảm với những lo lắng, thậm chí hoang mang của nhiều phụ huynh, khi xem clip cải cách cách đánh vần Tiếng Việt vì họ lo rằng cách dạy đánh vần tiếng Việt như clip trình chiếu sẽ được/bị đưa vào sách giáo khoa lớp 1 sắp tới. Tuy nhiên, trong chương trình tiếng Việt lớp 1 sẽ không áp dụng những cải cách cách đánh vần Tiếng Việt như trong clip và chương trình Tiếng Việt vẫn theo phương pháp truyền thống, tập trung dạy học sinh các kĩ năng đọc - viết, nghe - nói, không dạy các kiến thức, khái niệm chuyên sâu về ngữ âm học, khiến các bậc phụ huynh lo lắng, hoang mang.

Minh Vy (t/h)

NỔI BẬT TRANG CHỦ