• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Về Nam Định thăm Nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh

Thực hiện: Nam Nguyễn | 14/02/2023

(Tổ Quốc) - Nằm tại Quảng trường trung tâm thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh là nơi lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử và cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 1.

Tượng đài Tổng Bí thư Trường Chinh được đặt tại Quảng trường trung tâm thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 2.

Tổng Bí thư Trường Chinh, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và người con ưu tú của quê hương Nam Định.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 3.

Vào những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, rất nhiều người dân đã về đây dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Trường Chinh

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 4.

Đây là công trình có ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa quan trọng, nơi lưu giữ, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Đồng thời, là điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị tại trung tâm huyện Xuân Trường. Quần thể lưu niệm Tổng bí thư Trường Chinh sẽ là nơi hành hương, điểm đến tâm linh kết hợp tham quan du lịch, giới thiệu, quảng bá hình ảnh về Nam Định - vùng quê văn hiến, cách mạng.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 5.

Nằm trong Quần thể lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh còn có nhà tưởng niệm - nơi lưu giữ rất nhiều tư liệu quý về cuộc đời cũng như các hoạt động của cố Tổng Bí thư.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 6.

Hàng trăm bức ảnh, sách, tư liệu quý được lưu giữ cẩn thận tại đây.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 7.

Một phiên bản lán Khuổi Nậm (Pắc Bó, Cao Bằng) được phục dựng lại. Đây là nơi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp hội nghị tháng 5/1941 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 8.

Các hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh được lưu giữ, trưng bày tại nhà tưởng niệm.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 9.

Những kỷ vật của Tổng Bí thư Trường Chinh được giới thiệu đến khách tham quan.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 10.

Những cuốn sách, tư liệu quý của Tổng Bí thư Trường Chinh được lưu giữ cẩn thận.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 11.

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 09/02/1907 tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 12.

Trong hơn 60 năm hoạt động cách mạng, 3 lần trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng vào năm 1941, từ năm 1951 đến 1956, nhất là từ tháng 7-1986, với tầm nhìn chiến lược, đồng chí đã đề xuất với Bộ Chính trị chủ trương đổi mới đất nước. Trên mọi cương vị công tác, đồng chí Trường Chinh luôn thể hiện là người cán bộ lãnh đạo mẫu mực, tận tụy, yêu thương đồng chí, đồng bào, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 13.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 14.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 15.

Du khách tham quan khu tưởng niệm cũng như nghe giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trường Chinh.

Về Nam Định thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 16.

Năm 1943, bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo

Về Nam Định thăm Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh - Ảnh 17.

Bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943, được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1. Đến nay, Bản đề cương đã được thực hiện trong 80 năm.

NỔI BẬT TRANG CHỦ