Petra là di chỉ thành cổ nổi tiếng của Jordan. Thành cổ Petra cách thủ đô Aman của Jordan 250km về phía Nam. Thành được khoát vào núi đá. Nổi tiếng thế giới về màu sắc của đá núi, vì vậy còn được gọi là “Thành phố hoa hồng đỏ”. Thực tế, màu sắc đá ở đây không chỉ có màu đỏ mà còn có các màu khác nhau như màu cam, màu vàng, màu tím, màu xanh, màu lam…Trong tiếng Hi Lạp, “Petra” có nghĩa là “nham thạch” (đá núi). Theo một số truyền thuyết thần thoại, đây là nơi nhà tiên tri, lãnh đạo tôn giáo của người Do Thái tìm ra đất nước.
Thành cổ Petra nằm trong khe núi cách ly hẳn với thế giới bên ngoài, trên quả núi cao khô ráo cách mặt biển 1000m. Đó là thành cổ được khoét sâu vào vách đá, Xung quanh là các vách đá cheo leo bao bọc. Trong đó có một nhà hát lộ thiên kiểu La Mã có thể chứa hơn 2 nghìn người xem. Sân khấu và ghế ngồi cũng được khoét trong đá.
(Ảnh: vovnews.com)
Năm 106, sau khi người La Mã tiếp quản, thành cổ Petra vẫn rất phồn vinh. Sau này khi con đường buôn bán thay đổi, Petra mất đi vị trí quan trọng. Cuối cùng thành cổ Petra bị lãng quên. Mãi đến năm 1812 thành cổ này mới được nhiều người biết đến.
Đến thế kỷ XX, thành cổ Petra trở thành điểm du lịch nổi tiếng, đồng thời trở thành điểm di tích khảo cổ lớn nhất Jordan. Khi khảo sát mộ điêu khắc đá và đền miếu ở Petra. Các nhà khảo cổ khẳng định các công trình kiến trúc đây là tổng hợp tất cả các phong cách kiến trúc như phong cách kiên trúc Ai Cập, Syria, Mesopotamima, Hy Lạp, La Mã, thể hiện diện mạo của một thành phố trung tâm giao lưu với các nền văn hoá lớn.Gần đây, các nhà khảo cổ còn phát hiện diện mạo mới của thành cổ Petra.
Cung điện thành cổ Petra (Ảnh: vnschool.net)
Trước kia, các nhà khảo cổ chỉ tập trung nghiên cứu các ngôi mộ, nên khẳng định Petra là một nghĩa trang lớn, một thành phố của vong linh. Những năm gân đây, họ tập trung nghiên cứu phương thức sống của người Petra. Các nhà khảo cổ đang truy tìm con đường mậu dịch Nabatai xa xưa sau này được người La Mã mở rộng. Họ tìm thấy ba trung tâm buôn bán. Ở đó có rất nhiều đoàn thương gia cùng lạc đà chở hang đi qua đây. Đây quả thật là một khu buôn bán phồn thịnh. Các nhà khảo cổ còn tập trung nghiên cứu thiết bị chứa nước của người Nabatean. Thiết bị này bao gồm: bể đựng nước lớn (còn gọi là hồ chứa nước mưa và nước suối). Qua kênh dẫn nước, nước mưa, nước suối chảy vào bể chứa nước ở trung tâm. Sau khi trở thành một tỉnh của La Mã, người La Mã đã cải tiến hệ thốngcung cấp nước này.
Hiện nay, các nhà khoa học suy đoán: ở thời kỳ cực thịnh, cư dân Petra lên tới 30 nghìn người, quy mô thành phố còn lớn hơn rất nhiều so với các thành phố Châu Âu cùng thời. Không phải các công trình kiên trúc ở Petra đều đào vào vách đá. Có một số kiến trúc độc lập theo sự trôi đi của thời gian dần dần trở thành phế tích sau đó bị vùi lấp bởi gió cát. Thực tế phần lớn các công trình kiến trúc ở Petra vẫn còn nằm trong lòng đất chờ khai quật. Năm 1994, một nhà khảo cổ đang khai quật vui mừng nói: “Phần lớn công trình kiến trúc ở đây đều bị vùi lấp trong cát tự nhiên. Gió ở đây rất mạnh tôi hi vọng chúng tôi sẽ phát hiện một công trình kiến trúc 1- 2 tầng được bảo vệ hoàn hảo”.
Các nhà khảo cổ đang cố gắng trả lời câu hỏi hóc búa nhất: Vì sao Petra bị bỏ rơi? Cho dù mất đi vị tríquan trọng trên con đưòng thương nghiệp, song nó vẫn có thể tiếp tục tồn tại. Vì sao Petra không tồn tại?. Theo phân tích có thể do thiêng tai đã gây ra thảm hoạ cho thành phố này. Năm 363, một trận động đất lớn đã tàn phá Petra, sau trận động đất rất nhiều công trình trở thành đống đổ nát. Người Nabatean không còn tâm sức để cải tạo lại các công trình kiến trúc ấy nữa. Thành viên tổ chức ACOR tham gia khai quật nhà thờ Byzantine B.Fima từng nói: “Đây là dấu hiệu báo trước” (Chỉ trận động đất năm 363 ở Petra) tiền của và trật tự ở đây bắt đầu suy thoái”. Năm 551 Petra lại xảy ra một trận động đất nữa. Có thể lần động đất nay đã làm sập nhà thờ Byzantine, sau đó ngọn lửa lan tràn khắp nơi. Tất cả các cuốn sách da dê đã bị tiêu huỷ trong đó.
Vì sao rất nhiều thành phố đều có thể xây dựng lại sau trận động đất, còn Petra thì không? Năm 1991, một số cuốn nhà khoa học Arirona đã đưa ra đáp án trong cuốn “Hang mộ loài gặm nhấm”. Họ từng nghiên cứu một số con chuột, con thỏ và một số loài gặm nhấm khác. Những loài động vật này có thói quen thu gom thực vật, cành cây, xương, phân. Hang của chúng bị thấm nước tiểu hình thành vật chất dạng keo, để chống lại sự thối rữa của các đồ vật trong hang mộ. Theo phát hiện, những hang mộ loài gặm nhấm cách đây tới 4 vạn năm, chứa đầy tiêu bản thực vật và phấn hoa của nhiều niên đại. Mỗi hang mộ giống như một kho thời gian để khám phá lịch sử nhân loại!
(Ảnh: Vietbao.vn)
Khi nghiên cứu rất nhiều hang mộ loài gặm nhấm ở Petra, các nhà khoa học phát hiện ở thời đại người Nabatean thời kỳ đầu, rừng cây cao su và cây A nguyệt có ở khắp mọi nơi xung quanh thành phố, nhưng đến thời đại La Mã, phần lớn rừng cây đã biến mất. Có thể người dân đã chặt cây để xây nhà, làm củi đốt hoặc quân La Mã tàn phá hoặc bị cháy trụi sau cơn hoả hoạn. Đến năm 900, tình hình trên càng nghiêm trọng. Nghành chăn nuôi gia súc đã làm cho cây cỏ và đồng cỏ mất dần, vùng Petra trở thành sa mạc. Môi trường bị tàn phá là một trong những nguyên nhân khiến Petra suy vong. Khi môi trường trồng trọt không thể cung cấp đủ lương thực cho cư dân thành phố, thành phố sẽ bị tiêu vong.
Sau khi phát hiện ra nhà thờ Byzantine, Fima chú ý đến một cột đá hoa cương nhô lên khỏi mặt đất. Ông nói với các nhà báo: “Trong nước Jordan không có đá hoa cương. Những cột đá hoa cương khẳng định từ Ai Cập đến. Nhìn cột đá hoa cương này, tôi thường nghĩ dưới cột đá hoa cương này đang che giấu điều gì? Một hoàng cung? Một nhà thờ? Bất kỳ bạn đến chỗ nào ở Petra, bạn đều đứng trước một bí ẩn như vậy?”
Hiện nay, thành cổ Petra hầu như chưa đựơc khai quật quy mô lớn. Chúng ta còn phải đợi một thời gian khá lâu nữa mới có thể trả lời được những bí ẩn Petra!
(Nguồn Bí ẩn kiến trúc thế giới)