(Tổ Quốc) - Theo chuyên trang về công nghệ số khu vực châu Á Digital Times Asia, do chi phí lao động tiếp tục tăng, việc thiết lập chuỗi cung ứng mới cho ngành công nghiệp máy tính xách tay từ lâu đã là một chủ đề được nhiều bên chú ý.
Tuy nhiên, đánh giá các mặt lợi, mặt hại về tổng thể. Không có nhiều công ty bắt tay vào triển khai ngay. Mãi cho đến khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra vào năm 2018, chủ đề này mới được chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên, hầu hết các công ty vẫn thận trọng và quan sát mọi thứ sẽ phát triển như thế nào.
Và đến khi đại dịch Covid-19 nổ ra gây biến động tình hình kinh tế - xã hội toàn cầu, chuỗi cung ứng của nhiều sản phẩm, trong đó có máy tính xách tay bắt đầu chuyển động. Làn sóng các công ty chuyển dịch sang Việt Nam đầu tiên dần trở thành tiên phong trong mắt nhiều thương hiệu.
Lợi thế của Việt Nam
Các hãng sản xuất máy tính xách tay (notebook) phần lớn chọn miền Bắc Việt Nam làm nơi sản xuất vì khu vực này có lợi về cả địa lý và nguồn lao động. Về mặt địa lý, Việt Nam tiếp giáp trực tiếp với Trung Quốc nên thuận tiện cho việc vận chuyển linh kiện. Về mặt lao động, các nhà sản xuất có thể sản xuất ngay máy tính xách tay và điện thoại thông minh tại Việt Nam vì cả chính quyền địa phương và lực lượng lao động đều khá quen thuộc với ngành lắp ráp điện tử và có sự hỗ trợ đáng kể.
Foxconn và Compal nằm trong số những công ty thành lập nhà máy sớm nhất tại Việt Nam. Ví dụ, vào năm 2007, Compal thông báo rằng họ đang thành lập một nhà máy ở Việt Nam để đa dạng hóa rủi ro. Thời điểm đó tương đối sớm nên chưa nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng và đối tác. Chỉ cho đến làn sóng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung nổ ra và leo thang, các nhà máy thương hiệu Mỹ mới bắt đầu tích cực tìm kiếm nhiều địa điểm khác để đặt cơ sở sản xuất. Việt Nam một lần nữa trở thành một địa điểm được nhiều bên lựa chọn để mở nhà máy.
Trong số các thương hiệu máy tính xách tay của Mỹ tìm đến Việt Nam để sản xuất, Dell và Apple là tích cực nhất khi các đơn vị liên kết với họ tìm đến Việt Nam khá sớm. Các hãng chủ yếu phục vụ linh kiện cho Dell là Compal và Wistron còn Apple thì lấy thiết bị đầu vào từ Foxconn và Quanta. Dây chuyền sản xuất hàng loạt đầu tiên của Quanta tại Thái Lan dự kiến sẽ cho ra sản phẩm vào nửa đầu năm 2024. Bước tiếp theo của công ty này sẽ là xem xét sản xuất tại Việt Nam.
Về lắp ráp máy tính xách tay, Việt Nam cũng là một trung tâm sản xuất lớn. Nhà máy của Compal, Wistron và Foxconn tại Việt Nam đều đã bắt đầu hoạt động và giao hàng hàng loạt. Dư luận ước tính rằng một khi Quanta bắt đầu sản xuất hàng loạt tại Việt Nam, tỷ trọng sản xuất máy tính xách tay tại đây.
Quanta đã thông báo nhà máy QMH F1 tại Việt Nam khởi công xây dựng vào ngày 25/7/2023, dự kiến hoàn thành vào ngày 1/2/2024. Vốn đầu tư cho dự án này khoảng 514,962 tỷ đồng (tương đương 22 triệu USD).
Compal hiện có hai nhà máy ở tỉnh Vĩnh Phúc, với dây chuyền sản xuất chủ yếu sản xuất thiết bị mạng và thiết bị cầm tay thông minh. Các sản phẩm liên quan đến PC cũng đã bắt đầu sản xuất quy mô nhỏ vào năm 2022. Compal cũng công bố vào tháng 12 năm 2022 về dự án xây dựng nhà máy thứ ba tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái, dự kiến hoàn thành vào năm 2024. Sản phẩm bao gồm cả máy tính để bàn (PC) và các sản phẩm khác.
Còn Wistron cũng bắt đầu xây dựng hai nhà máy tại Khu công nghiệp Đồng Văn III từ tháng 11 năm 2019. Việc xây dựng hoàn thành vào năm 2020 và bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2021, với sản phẩm chính là PC và màn hình. Tuy nhiên, hai nhà máy này đã đạt gần hết công suất vào đầu năm 2023. Do đó, Wistron dự kiến thành lập nhà máy thứ ba. Việc sản xuất hàng loạt dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024, với sản phẩm chính là máy tính xách tay.
Thay đổi cách tiếp cận để bắt kịp khách hàng
Foxconn bắt đầu thành lập nhà máy tại Việt Nam từ năm 2007 và mở hai nhà máy ban đầu ở tỉnh Bắc Ninh. Năm 2020, Foxconn đầu tư thêm vào Việt Nam, chọn tỉnh Bắc Giang làm địa điểm xây dựng mới. Có thông tin cho rằng nhà máy mới này sẽ chủ yếu sản xuất máy tính xách tay và máy tính bảng, với công suất hàng năm khoảng 8 triệu chiếc.
Nhiều nguồn tin trong chuỗi cung ứng thừa nhận rằng các công ty đang phải thay đổi cách tiếp cận của họ khi nhu cầu của khách hàng gia tăng trong thời kỳ đại dịch. Để đáp ứng nhu cầu này, việc thiết lập thêm các chuỗi cung ứng mới là cần thiết. Dù chỉ thành lập thêm một kho vận chuyển cũng góp phần nâng cao khả năng cung cấp cho nhu cầu của khách hàng địa phương.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu từ khách hàng, còn rất nhiều công ty tìm đến Việt Nam vì những lí do khác, trong đó có đa dạng sản phẩm. Ví dụ, ngoài các hoạt động hiện tại tập trung vào lắp ráp bo mạch (PCBA) thì các nhà máy mới của của Foxlink tại Việt Nam sẽ tập trung vào bộ điều khiển máy chơi game và lắp ráp hệ thống tai nghe.
Liên doanh của Merry và Luxshare tại Việt Nam cũng đang tập trung vào sản phẩm tai nghe. Còn nhà máy Darfon tại Việt Nam ngoài sản xuất bàn phím, hiện chủ yếu tập trung vào các sản phẩm năng lượng xanh như khung xe đạp. Một số công ty cũng đang quan tâm đến các sản phẩm mới như ô tô và mạng lưới kết nối.
Mặc dù mục đích của của các công ty này không chỉ là phục vụ chuỗi cung ứng máy tính xách tay, nhưng các nguồn tin trong ngành thừa nhận rằng việc đa dạng dây chuyền sản xuất trong ngành này đã trở thành một nhiệm vụ cần thiết. Xu hướng này sẽ không chỉ giới hạn ở Việt Nam. Trong tương lai, toàn bộ thế giới sẽ được coi là các khu vực sản xuất tiềm năng miễn là khách hàng có nhu cầu.