(Tổ Quốc) - Đoàn công tác của trung ương, gồm: Viện nghiên cứu Hải sản, Trung tâm Quan trắc Môi trường (Bộ TN&MT) đã lấy mẫu nước tại vùng biển của xã Nghi Sơn, Tĩnh Hải và Hải Yến, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
- 14.07.2016 Cá chết bất thường ở hồ Thiền Quang
- 15.07.2016 Cá nuôi gần cửa biển ở Huế lại chết hàng loạt
- 09.09.2016 Thanh Hóa: Người nuôi cá lại “khốn đốn“
- 11.09.2016 Cá chết bất thường: Thanh Hóa cầu cứu Thủ tướng
Cá chết chưa rõ nguyên nhân, người dân vớt từ lồng nuôi đổ thành đống |
Chiều ngày13/9, Đoàn công tác của Viện nghiên cứu Hải sản do ông Nguyễn Văn Nguyên - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản đã về khu vực biển Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia lấy mẫu nước và mẫu cá, để xác định nguyên nhân cá chết trong những ngày vừa qua.
Cùng thời điểm này, Trung tâm Quan trắc Môi trường (Bộ TN&MT) cũng về vùng biển huyện Tĩnh Gia để lấy mẫu nước tại 9 điểm thuộc tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy các khu vực đường ống xả thải của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Song song đó, đoàn cũng lấy mẫu nước ở một số khu vực lồng bè có cá chết để làm rõ thêm về nguyên nhân cá chết.
Khu vực nuôi cá lồng của của dân xã đảo Nghi Sơn. |
Trước đó, Báo Điện tử Tổ Quốc đã thông tin, sáng ngày 8/9, khoảng hơn 47 tấn cá lồng của 21/66 hộ dân nuôi ở vịnh Nghi Sơn (xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia) bất ngờ chết hàng loạt. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 8 tỷ đồng.
Sau khi sự việc xảy ra, các ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã lấy mẫu nước, mẫu cá gửi về Viện Tài nguyên Môi trường biển Hải Phòng kiểm tra. Kết quả phân tích sơ bộ, như sau: Mẫu nước lấy tại khu vực cá lồng bị chết ở xã Nghi Sơn phát hiện có loài tảo Hairoi – Creratium furca nở hoa gây thủy triều đỏ với mật độ đạt khoảng 8 triệu tế bào/1 lít nước biển. Mẫu nước lấy tại khu vực Cảng của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng phát hiện loài tảo Creratium furca chiếm ưu thế, nhưng mật độ chỉ khoảng 500 nghìn tế bào/1 lít nước biển.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng khi triển khai kiểm tra còn phát hiện, tại khu vực cảng của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nước biển có màu nâu đỏ. Toàn bộ khu vực nuôi cá lồng của xã Nghi Sơn, nước biển có màu nâu đỏ đậm hơn, nhiều cặn lơ lửng. Hiện tượng nước biển như trên phù hợp với mô tả của ngư dân xã Tĩnh Hải khi đánh bắt hải sản trên biển và phát hiện hải sản tự nhiên chết…
Báo Điện tử Tổ Quốc sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.