Từ năm 2009 đến nay, Ngành Văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh Hà Giang chủ trì mở được 05 lớp truyền dạy thổi và múa Khèn Mông trên địa bàn huyện Đồng Văn, Yên Minh và Xín Mần. Đồng thời, ngành phối hợp với UBND huyện Đồng Văn tổ chức festival Khèn Mông toàn tỉnh lần thứ nhất thu hút được đông đảo các tốp múa khèn của tất cả các huyện, thành phố tham gia, xây dựng hoạt động này trở thành thường niên nhằm thu hút và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.. Ảnh: Ngọc Thành
Tiếng khèn như một phương tiện âm nhạc để người Mông chuyển tải, thổ lộ những tâm tư nguyện vọng của mình.. Ảnh: Ngọc Thành
Khèn là loại nhạc cụ không thể thiếu và được sử dụng thường xuyên trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Mông, đặc biệt là trong các nghi lễ đám tang, lễ ma khô.. Ảnh: Ngọc Thành
Động tác múa khèn của người Mông rất phong phú và đa dạng như: Múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, lăn ngửa…. Ảnh: Ngọc Thành
Khèn Mông trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia càng khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của cây Khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh, góp phần vinh danh di sản và trở thành sản phẩm du lịch của địa phương.. Ảnh: Ngọc Thành
Giá trị văn hóa dân gian truyền thống của người Mông là những nhạc cụ, tiêu biểu là chiếc khèn - nhạc cụ gắn liền với đời sống và sinh hoạt, văn hoá tin ngưỡng.. Ảnh: Ngọc Thành
Người Mông quan niệm rằng đã là con trai Mông thì dù trẻ hay già lúc nào cũng phải có cây khèn đi cùng. Qua cây khèn, tiếng khèn, cách thổi khèn mà thấy được chàng trai đó có được sức mạnh về thể chất cũng như đời sống tinh thần lành mạnh. Khèn Mông được làm từ gỗ pơmu cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Các ống trúc này được xếp khéo léo, song song trên thân khèn.. Ảnh: Ngọc Thành
Đây là loại nhạc cụ đặc trưng của người Mông thể hiện sắc thái tín ngưỡng, tâm linh truyền thống của dân tộc mình. Người Mông dùng tiếng khèn để thay lời tương tư giữa trần gian và cõi tâm linh đồng thời thay cho tiếng khóc của người thân trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đối với người đã chết. Đồng thời cũng luôn là người bạn đường chung thủy của các chàng trai Mông trên đường xuống chợ hay đi rừng, đi nương, là cầu nối của tình yêu đôi lứa.... Ảnh: Ngọc Thành
Nhạc cụ dân tộc Mông nói chung, chiếc khèn nói riêng thể hiện sâu nặng chất trữ tình đằm thắm, mượt mà, khoẻ khoắn. Những âm thanh của chiếc khèn mang vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng vĩ, nét tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông.. Ảnh: Ngọc Thành
Đàn ông người dân tộc Mông trên Cao nguyên Đồng Văn ai cũng biết thổi và múa khèn bởi trước khi trưởng thành họ được các nghệ nhân trong bản truyền dạy một cách tự nhiên và nguyên vẹn. . Ảnh: Ngọc Thành
Thiếu nữ người Mông khi xuống chợ cũng chọn những chàng trai có tiếng khèn hay, điệu múa đẹp để kết giao làm bạn…. Ảnh: Ngọc Thành