• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vùng ĐBSCL xếp thứ 4 về lượng khách quốc tế

Du lịch 01/06/2016 15:00

(Tổ Quốc)- So sánh số liệu trong năm 2014 và 2015 cho thấy, vùng ĐBSCL xếp thứ 4 về lượng khách quốc tế.

(Tổ Quốc)- So sánh số liệu trong năm 2014 và 2015 cho thấy, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xếp thứ 4 về lượng khách quốc tế so với 7 vùng trên cả nước.

Đây là thông tin mà ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch tiết lộ tại Hội nghị “Hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch giữa ĐBSCL với TP Hà Nội và các tỉnh phía Bắc” mới đây.

Tuy nhiên, tổng lượng khách quốc tế đến vùng này lại thấp hơn nhiều so với 3 vùng xếp trên là: Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và duyên hải Đông Bắc, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,  vùng Đông Nam Bộ.





Dù có lượng khách du lịch tương đối lớn, song hiệu quả kinh doanh du lịch của vùng ĐBSH còn thấp (Ảnh: Hoàng Thành)

Cụ thể, trong năm 2014, ĐBSCL thu hút 1,7 triệu lượt khách quốc tế, trong khi ĐBSH và duyên hải Đông Bắc đạt 82, triệu lượt, duyên hải Nam Trung Bộ đạt 4,3 triệu lượt, vùng Đông Nam Bộ đạt 5,1 triệu lượt. Năm 2015, vùng ĐBSCL đạt 1,8 triệu lượt, thấp hơn nhiều so với ĐBSH và duyên hải Đông Bắc đạt 8,4 triệu lượt; Duyên hải Nam Trung Bộ đạt 4,9 triệu lượt, Đông Nam Bộ đạt 5,6 triệu lượt.

Lượng khách nội địa đến với ĐBSCL cũng tương đối lớn, nhỉnh hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Bắc Trung Bộ, nhưng chưa bằng 40% lượng khách nội địa của vùng ĐBSH và vùng Đông Nam Bộ.

Tuy nhiên, do lượng khách đi trong ngày rất lớn nên hiệu quả hoạt động du lịch của vùng không cao, thể hiện qua chỉ sổ tổng thu từ khách du lịch của vùng thấp nhất so với các vùng khác và chỉ chiếm khoảng 3% của các nước.

Trình độ phát triển du lịch cũng không đồng đều giữa các địa phương trong vùng. Lượng khách quốc tế đến Tiền Giang và Bến Tre bằng 50% tổng lượng khách quốc tế của cả vùng. Đối với thị trường nội địa, sự chênh lệch cũng rất lớn: An Giang với Núi Sam và Lễ hội Vía Bà Chùa Xứ có lượng khách nội địa bằng 1/3 tổng lượng khách nội địa của cả vùng.

Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu nhận xét, dù có lượng khách du lịch tương đối lớn, song hiệu quả kinh doanh du lịch của vùng còn thấp, thể hiện qua giá trị tổng thu của khách du lịch của các địa phương cũng như cả vùng. Trong tổng thu từ khách du lịch của vùng. Trong tổng thu từ khách du lịch của vùng (8.636 tỷ đồng) thì Kiên Giang và Cần Thơ chiếm tới gần 50%, tức là 4.236 tỷ đồng mặc dù hai địa phương chỉ chiếm 17% lượng khách nội địa và 23% lượng khách quốc tế của cả vùng.

Ông Hà Văn Siêu đánh giá, dù có tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, tuy nhiên hệ thống sản phẩm du lịch của ĐBSCL còn đơn điệu. Ngoại trừ du lịch biển đảo Phú Quốc và các lễ hội, phần lớn các địa phương mới chỉ tập trung khai thác sản phẩm du lịch dựa trên các tài nguyên chính là sông nước, miệt vườn và đờn ca tài tử. Hình thức của các sản phẩm này cũng hết sức tương đồng. do vậy hoạt động du lịch không đạt hiệu quả cao, sức hút không mạnh và sự cạnh tranh chủ yếu về giá cũng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm./.



Lâm Minh

NỔI BẬT TRANG CHỦ