• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

WEF: Có thể học được gì từ Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ?

Kinh tế 26/04/2020 08:03

(Tổ Quốc) - Covid-19 xảy ra tại thời điểm mà thế giới đã trải qua những thay đổi đáng kể từ tiến bộ công nghệ, toàn cầu hóa và thay đổi nhân khẩu học. Do đó, việc chống lại đại dịch này là một thách thức đặc biệt.

Đại dịch Covid-19 toàn cầu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, lây nhiễm hơn hai triệu người trên khắp thế giới, đóng cửa biên giới và làm chậm hàng loạt hoạt động kinh tế. Biến động trong thị trường tài chính càng cho thấy sự xáo trộn và không chắc chắn.

Covid-19 xảy ra tại thời điểm mà thế giới đã trải qua những thay đổi đáng kể từ tiến bộ công nghệ, toàn cầu hóa và thay đổi nhân khẩu học. Do đó, việc chống lại đại dịch này là một thách thức đặc biệt. Một số khía cạnh đòi hỏi một cách tiếp cận đa chính sách, phối hợp toàn cầu, hỗ trợ công nghệ và sự hợp tác giữa các cá nhân và xã hội.

Phản ứng đa chính sách

Mặc dù quyết đoán thực hiện các biện pháp y tế công cộng là cách hiệu quả nhất để cứu sống người dân và ngăn hệ thống y tế bị quá tải, các biện pháp chống khủng hoảng y tế này cần được bổ sung bằng các chính sách tài chính và tiền tệ để hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế . Đặc biệt, cần chú ý đến các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất, thực hiện các biện pháp hỗ trợ lẫn nhau mà không khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào bế tắc.

Một phản ứng đa chính sách nên được xây dựng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thay đổi xu hướng nhân khẩu học trong xã hội của chúng ta, cũng như sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng. Để chống lại đại dịch này, các kế hoạch kích thích quy mô lớn đã được đưa ra. Tuy nhiên, chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận và rút kinh nghiệm từ những biện pháp thúc đẩy kinh tế hậu khủng hoảng trong quá khứ.

WEF: Có thể học được gì từ Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ? - Ảnh 1.

Sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã nhận được một phần đáng kể trong số tiền cứu trợ. Nếu khoản tiền này được đầu tư vào các ngành kinh tế xanh và bền vững, rõ ràng, tính hiệu quả có thể cao hơn nhiều.

So với 12 năm trước, các lựa chọn đầu tư bền vững ngày nay rất phong phú, trải dài trên các ngành công nghiệp như năng lượng tái tạo, truyền dữ liệu tốc độ cao, bộ sạc xe điện, cơ sở hạ tầng cáp quang...

Covid-19 cũng nhắc nhở chúng ta về rủi ro nhân khẩu học . Thế giới đang già đi. Covid-19 ảnh hưởng nặng nề hơn đến người già, nhắc nhở chúng ta phải chuẩn bị tốt hơn để bảo vệ những công dân dễ bị tổn thương nhất, đổi mới để phục vụ họ tốt hơn. Đại dịch cũng như một lời kêu gọi hành động để tối ưu hóa các hệ thống hưu trí theo quan điểm bền vững.

Phối hợp toàn cầu

Nỗ lực phối hợp toàn cầu là rất quan trọng. Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã cướp đi 100 triệu sinh mạng, và Dịch hạch được ước tính đã làm thiệt mạng của nhiều người hơn nữa. Cả hai đại dịch này xảy ra khi thế giới còn chưa toàn cầu hóa như hiện nay và chia sẻ thông tin vẫn còn hạn chế. Virus Ebola 2014-2015 , một ví dụ gần đây hơn, đã có một phản ứng chung hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Thách thức lớn nhất của Covid-19, là nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng, mà còn gây áp lực cả trong thương mại và ngoại thương, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân phối tài nguyên.

WEF: Có thể học được gì từ Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ? - Ảnh 2.

Cú sốc gây ra đại dịch xảy ra tại một thời điểm thú vị. Trải qua quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng, thế giới mới bắt đầu đàm phán lại các điều khoản và kinh nghiệm thương mại ở một mức độ nhất định - một sự quay trở lại của hội nhập toàn cầu. Nhiều người đã than thở về hiệu ứng "mì ăn liền " - các tác động làm giảm lợi ích kinh tế của thương mại - do sự phức tạp của các hiệp định tự do hóa. Cuộc khủng hoảng này sẽ là cơ hội để kiểm tra lại các khuôn khổ của toàn cầu hóa và ban hành các cải tiến phù hợp.

Truyền thông hiệu quả là rất quan trọng trong việc cho phép thực hiện thành công các nỗ lực đa phương. Trong thời điểm quan trọng của đại dịch toàn cầu, việc phát triển từ học hỏi lẫn nhau sẽ có ý nghĩa hơn là để những định kiến trước đó cản trở kết quả sản xuất.

Hỗ trợ công nghệ

Công nghệ trong tất cả các ngành công nghiệp đang được triển khai để chống lại Covid-19. Chẳng hạn, AI đã sự bùng nổ và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống virus này.

WEF: Có thể học được gì từ Covid-19 và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ? - Ảnh 3.

Hình: EO Intelligence


Trong vài năm qua, các công ty có kinh doanh tại Trung Quốc đã phát triển khả năng chăm sóc sức khỏe. Với khả năng học hỏi nhanh chóng từ dữ liệu liên quan đến virus, các thuật toán đã tiết kiệm thời gian của con người trong việc giải trình tự bộ gen của Sars-CoV-2, thiết kế các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, phân tích quét CAT và phát triển vaccine mới. 

Vượt ra khỏi ranh giới của chăm sóc sức khỏe, những cải tiến về phần mềm và thị trường trực tuyến đã cho phép một bộ phận dân chúng có thể làm việc, tiếp cận giáo dục và có được những nhu cầu cơ bản theo hình thức trực tuyến mà trước đây họ không thể có được.

Cá nhân và xã hội

Trong khủng hoảng, sự xen kẽ giữa lợi ích cá nhân và tập thể được nâng cao. Khi nguồn lực trở nên khan hiếm, các cá nhân thường dựa vào các chính phủ khi họ cung cấp cứu trợ. Và bản thân chính phủ cũng sẽ cần có sự đồng lòng hợp tác của người dân để các chính sách chống dịch được lan tỏa hiệu quả.

Covid-19 là một cuộc khủng hoảng mang cả rủi ro và cơ hội. Khi thế giới hợp nhất, cộng đồng toàn cầu sẽ tìm ra các phương pháp hợp tác mang tính xây dựng và một con đường để tất cả cùng về phía trước.

Hoàng An - Nhịp Sống Kinh Tế

NỔI BẬT TRANG CHỦ