• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà

Thực hiện: Lê Chung | 22/12/2021

(Tổ Quốc) - Thực trạng sạt lở, xâm thực biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đang đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhiều hộ dân sống trực tiếp gần bờ biển, uy hiếp đến dải cồn cát ven biển, ảnh hưởng đến 24 xã thị trấn ven biển, có nguy cơ mở cửa biển mới...

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 1.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết nên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới gây ra mưa lớn. Ảnh hưởng của việc xả lũ của các hồ thủy điện, yếu tố địa hình ngắn và dốc của các sông ở tỉnh, lượng phù sa, bùn cát trong dòng sông bị mất cân bằng… đã làm sạt lở, xâm thực biển ngày một rõ hơn, ăn sâu vào đất liền.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 2.

Hiện nay có hơn 12,4km bờ biển (trong tổng số 127km bờ biển toàn tỉnh Thừa Thiên Huế) bị sạt lở nặng, tập trung các khu vực vùng biển các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thành phố Huế. Vào mùa mưa bão tốc độ xói lở trung bình hàng năm từ 3 - 5 m có nơi từ 5 - 7m

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 3.

Sạt lở, xâm thực biển làm đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1.500 hộ dân sống trực tiếp gần bờ biển, uy hiếp đến dải cồn cát ven biển, ảnh hưởng đến 24 xã thị trấn ven biển, có nguy cơ mở cửa biển mới, ảnh hưởng đến Quốc lộ 49B cũng như cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, du lịch dịch vụ, an ninh quốc phòng, ảnh hưởng hệ sinh thái của 22.000 ha đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 4.

Ghi nhận tại vùng biển thôn Tân An (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang) xâm thực dữ dội diễn ra nhiều năm qua.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 5.

Khu vực này nằm sát điểm sạt lở, mở cửa biển mới thông qua đập Hòa Duân (năm 1999), làm sập, xói lở nhiều công trình.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 6.

Nước biển tràn vào khu ươm giống thủy sản, chảy vào khu dân cư.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 7.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 8.

Theo lãnh đạo UBND xã Phú Thuận, vị trí này đã bị xâm thực cực kỳ nặng trong năm 2020 và các tháng đầu năm 2021. Hiện mặt nước biển cách đầm phá Tam Giang chỉ còn khoảng 200m là giáp giữa biển và đầm phá, gây ảnh hưởng trực tiếp 21 hộ dân với 96 khẩu.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 9.

Những đứa trẻ sống trong khu vực bị sạt lở, xâm thực bờ biển.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 10.

Nhiều công trình, tài sản của người dân bị ảnh hưởng, hư hại.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 11.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 12.

Những gốc cây trơ trọi bên bờ biển xã Phú Thuận.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 13.

Tàn tích sau nhưng đợt bờ biển bị xâm thực.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 14.

Chính quyền địa phương phải đặt biển cảnh báo sạt lở nguy hiểm để người dân đề phòng.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 15.

Ông Hồ Ngọc Văn (56 tuổi, người dân thôn Tân An) cho biết, việc bờ biển xâm thực nhiều năm nay đã khiến diện tích đất ở của gia đình mất đi khoảng 40%. Sóng biển vỗ ngay sát sau lưng nhà đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như cơ sở giống thủy sản của gia đình. Điều này khiến gia đình ông Văn không khỏi bất an, lo lắng, nhất là vào mùa mưa bão.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 16.

Những căn nhà bị bỏ hoang sau khi người dân di dời do xâm thực bên bờ biển tại thôn Tân An.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 17.

Mới đây, sau chuyến kiểm tra công tác ứng phó tình hình sạt lở trên địa bàn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất Bộ NN&PTNT hỗ trợ xây dựng kè chống sạt lở khẩn cấp tại thôn Tân An.

Xâm thực ăn sâu vào đất liền, người dân nơm nớp lo sợ biển "nuốt" nhà - Ảnh 18.

Được biết, trong các năm qua, bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư kè chống xói lở bờ biển khoảng 6,2 km. Hiện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đề xuất Bộ NN&PTNT trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí hơn 1.300 tỷ đồng để thực hiện xây dựng kè chống sạt lở bờ biển, bờ sông các đoạn xung yếu trong thời gian tới.


NỔI BẬT TRANG CHỦ