• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Xây dựng “nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”

Thời sự 24/12/2022 19:46

(Tổ Quốc) - Ngày 24/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Xây dựng “nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhân dân

Báo cáo công tác báo chí năm 2022, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm nhấn mạnh, năm 2022, báo chí tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện những bước chuyển mình quan trọng: Công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí tiếp tục được thực hiện nhất quán theo phương châm chủ động, kịp thời, nhạy bén, hiệu quả. 

Công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí nêu cao tinh thần chủ động, tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ, trong đó, đặc biệt ưu tiên dung lượng, thời lượng tuyên truyền nghiên cứu, quán triệt đưa Nghị quyết Đại hội XII cùng các nghị quyết, kết luận, chi thị của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống; góp phần rất quan trọng vào việc củng cố, tăng cường niềm tin đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. 

Công tác chấn chỉnh, xử lý sai phạm và dấu hiệu sai phạm trong hoạt động báo chí, nhất là những vấn đề liên quan việc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật, thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, được thực hiện bài bản, quyết liệt, nhằm hỗ trợ báo chí phát triển đúng định hướng, lành mạnh.

Với tinh thần dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn, trách nhiệm, Hội nghị dành thời gian nghe các đại biểu tham luận, trao đổi, chia sẻ về những vấn đề cần quan tâm trong công tác báo chí hiện nay cũng như đời sống báo chí - truyền thông nhận diện xu hướng, thách thức, từ đó xác định những nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2023 và trong giai đoạn tới. 

Hội nghị cũng thống nhất nhận định, năm 2023 là năm bản lề trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đòi hỏi các cơ quan báo chí, đội ngũ người làm báo và các cơ quan chỉ đạo, quản lý bảo chỉ cần phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được trong năm 2022; triệt để khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” như tinh thần văn kiện Đại hội.

Nhằm lan tỏa, tạo động lực, động viên, khuyến khích, cổ vũ người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cả hệ thống chính trị, ngày 9.12.2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1526/QĐ-TTg ban hành Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022 - 2025”. Tại Hội nghị, thay mặt BTC, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm đã phát động hưởng ứng tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022 - 2025 theo Quyết định số 1256 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Đề án coi báo chí là lực lượng tiên phong, đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, truyên truyền, nhân rộng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, nhân tố nổi trội, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, gương người tốt, việc tốt trong đời sống xã hội. 

“Thay mặt BTC Hội nghị báo chí toàn quốc, Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan truyền thông chủ lực, các cơ quan báo chí lớn, có sức ảnh hưởng, các cơ quan báo chí của bộ, ngành, địa phương nghiên cứu kỹ và hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, tạo niềm tin và ổn định xã hội. Các cơ quan báo, đài chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể gửi về Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT và Hội Nhà báo Việt Nam, tăng cường đăng tải các tin, bài tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến theo đúng quan điểm, mục tiêu Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, Hội nghị báo chí toàn quốc 2022 là hội nghị thứ 3 trong chuỗi 4 hội nghị mà ngành Tuyên giáo chủ trì tổ chức trong dịp này và cũng là hội nghị có số lượng đại biểu tham dự nhiều nhất.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương bày tỏ, năm 2022, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự đồng hành của Chính phủ; sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. 

Việt Nam là một điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế của khu vực và thế giới, là quốc gia có nền chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong bối cảnh đó, các cơ quan báo chí và những người làm báo cả nước đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát định hướng chính trị, nắm bắt thực tiễn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 

Về công tác thông tin - tuyên truyền, sự chuẩn bị chu đáo, trách nhiệm, vào cuộc khẩn trương, giàu tính sáng tạo của hệ thống báo chí cả nước góp phần rất quan trọng tạo nên khí thể, niềm tin của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành động. Công tác chỉ đạo, định hướng thông tin, quản lý hoạt động báo chí được tăng cường, giữ vững nguyên tắc một đầu mối trong chỉ đạo, định hướng thông tin. Với phương châm chủ động, kịp thời, thống nhất, thuyết phục, hiệu quả, các cơ quan chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí thể hiện quyết tâm rõ nét hơn trong đổi mới tư duy, trong nội dung, phương thức chỉ đạo thông tin; chỉ đạo, định hướng đi cùng với đó là theo dõi, đánh giá kiểm tra việc chấp hành và có biện pháp lưu ý, nhắc nhỡ, xử lý kịp thời… Những nội dung nêu trên là điểm nhấn, điểm sáng của công tác báo chí năm 2022 vừa qua mà những người làm cộng tác bảo chỉ chúng ta có thể tự hào.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác báo chí năm 2022 vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót. Đó là khuynh hưởng thông tin thiếu cân đối, toàn diện giữa các ngành, lĩnh vực, vẫn nặng về phản ánh vụ việc mà chưa đi sâu tìm hiểu từ đó đề xuất các giải pháp khác phục. Tình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, tình trạng “tư nhân hóa” báo chí mặc dù đã được xử lý kiên quyết nhưng vẫn còn là vấn đề cần quan tâm giải quyết. Những khó khăn về nguồn thu, kinh tế báo chí chưa được giải quyết, thậm chí còn trầm trọng hơn. Việc triển khai các chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí có lúc, có nơi chưa được kịp thời nghiêm túc. Vai trò của chủ quản chưa thực sự rõ nét. 

Tình trạng phóng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bị khởi tổ có chiều hướng gia tăng. Còn tình trạng nề nang, né tránh trong việc xử lý, chấn chỉnh tình trạng vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông tại một số địa phương; việc áp dụng các quy định pháp luật đối với báo chí của một số địa phương trong một số vụ việc chưa thực sự phù hợp, còn khiên cưỡng. Việc cung cấp thông tin, triển khai truyền thông chính sách ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự được quan tâm đúng mức;…

Với mục tiêu xây dựng “nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”, để góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong năm 2023, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cơ quan báo chí cần tập trung tuyên truyền thật tốt việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đây là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm của báo chí. Cần nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới, sáng tạo việc thông tin tuyên truyền những nội dung nghị quyết; xây dựng kế hoạch tuyên truyền một cách bài bản, lớp lang có chiều sâu. Tiếp tục đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để thực hiện chủ đề này. Các cơ quan báo chí phải "truyền cảm hứng" khí thế, quyết tâm triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết, kết luận, tạo sức mạnh, bước tiến cho đất nước tiếp tục phát triển.

Cùng với đó, tiếp tục tập trung cao độ cho thông tin, truyền truyền các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; công tác đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục... 

Về chỉ đạo, định hưởng thông tin, từ bài học kinh nghiệm thực tiễn thời gian qua, các cơ quan chỉ đạo, cơ quan tham mưu cần quán triệt, thấm nhuần sâu sắc hơn nữa quan điểm chỉ đạo, định hướng báo chí, đó là phải kiên quyết, kiên trì thực hiện phương chăm nhạy bén, chủ động, kịp thời, thống nhất, thuyết phục; phải dự báo sát, dùng tình hình; kịp thời, chủ động trong cung cấp, định hướng thông tin cho các cơ quan báo chí để báo chí thực sự chiếm lĩnh, làm chủ dẫn dắt trận địa thông tin trên không gian truyền thông. 

Thực hiện tốt hơn nữa Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cung cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm nhân dân quan tâm; tăng cường nắm bắt thực tiễn, lắng nghe ý kiến từ cơ sở để nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, định hưởng quản lý báo chí./.

Bảo Trân

NỔI BẬT TRANG CHỦ