• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Xây dựng Nhà văn hóa đạt chuẩn và cách quản lý hoạt động Nhà văn hóa theo tiêu chuẩn

01/11/2013 17:36

(Cinet) – Trong xã hội phát triển hiện nay việc xây dựng hệ thống nhà văn hóa trên toàn quốc là một vấn đề rất cần quan tâm và không thể không thực hiện. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy ở nhiều địa điểm, do thiếu các tụ điểm văn hóa - thể thao, dẫn đến các hoạt động vui chơi giải trí mang tính tự phát và kéo theo nhiều tệ nạn xã hội.

(Cinet) – Trong xã hội phát triển hiện nay việc xây dựng hệ thống nhà văn hóa trên toàn quốc là một vấn đề rất cần quan tâm và không thể không thực hiện. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy ở nhiều địa điểm, do thiếu các tụ điểm văn hóa - thể thao, dẫn đến các hoạt động vui chơi giải trí mang tính tự phát và kéo theo nhiều tệ nạn xã hội.

Để có thể xây dựng hệ thống các nhà văn hóa đa năng đạt chuẩn trên cả nước là việc làm cần thời gianĐể có thể xây dựng hệ thống các nhà văn hóa đa năng đạt chuẩn trên cả nước là việc làm cần thời gian

Đây không phải là một vấn đề mới, các cơ quan quản lý Nhà nước đã bàn đến khá nhiều về việc này. Ở khu vực nông thôn, miền núi, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, người dân không có điều kiện học tập, vui chơi. Các hiện tượng mê tín, hủ tục còn tồn tại đang có nguy cơ trỗi dậy mạnh ở nhiều địa phương, ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội, gây hoang mang trong đời sống nhân dân. Trong khi đó, tại các địa phương thực hiện tốt yêu cầu xây dựng và tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở thì có hiệu quả rõ rệt trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở; góp phần giữ gìn trật tự, an ninh - ổn định chính trị tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nói một cách khác, việc đồng bộ hóa các Nhà văn hoa đạt chuẩn chính là nền tảng "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" góp phần thực hiện mục tiêu "Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh", tạo môi trường giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển toàn diện nguồn nhân lực, đảm bảo cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đi đến thành công.

Trên địa bàn cả nước hiện nay còn nhiều nhà văn hóa thôn, xã chưa đạt chuẩn cả về quy mô lẫn công tác tổ chức hoạt động



Do đó cần thiết phải Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở của cả nước, đặc biệt là ở các cấp xã, phường, thị trấn và ở thôn, làng, ấp, bản. Mà trong đó, việc xây dựng Nhà văn hóa đạt chuẩn ở các địa phương là vấn đề trọng yếu.

> Tiêu chuẩn trong việc xây dựng Nhà văn hóa đạt chuẩn và hoạt động của Nhà văn hóa theo tiêu chuẩn đã được Bộ VHTTDL xây dựng và ban hành theo Quyết định số 2448/QĐ - BVHTTDL ngày 07/7/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy chuẩn Trung tâm văn hóa, thể thao gồm:

1.Nhà Văn hóa đa năng: Đơn vị thành phố, tỉnh diện tích đất được sử dụng là 5.000m2. Đơn vị cấp huyện diện tích đất được sử dụng là 2.500 m2. Đơn vị cấp xã, diện tích đất sử dụng là 1.000 m2 đối với các xã đồng bằng và 800 m2 đối với các tỉnh miền núi.

2.Tổ chức quản lý và hoạt động: cán bộ quản lý có trình độ trung cấp về văn hóa, thể thao trở lên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã bổ nhiệm và được hưởng trợ cấp bán chuyên trách. Cán bộ quản lý đối với các tỉnh đồng bằng phải đảm bảo 100% kinh phí hoạt động thường xuyên, ổn định hàng năm; đối với các tỉnh miền núi phải đảm bảo 60%.

3.Hoạt động văn hóa văn nghệ: tuyên truyền phục vụ chính trị 12 cuộc/ năm đối với các tỉnh đồng bằng và từ 3 - 6 cuộc/ năm đối với các tỉnh miền núi; 12 cuộc/ năm Liên hoan hội thi hội diễn văn nghệ quần chúng đối với các tỉnh đồng bằng và 3 - 6 cuộc/ năm đối với các tỉnh miền núi; duy trì 10 câu lạc bộ trở lên hoạt động thường xuyên đối với các tỉnh đồng bằng và 03 câu lạc bộ trở lên đối với các tỉnh miền núi…

>> Tình hình thực tế tại các địa phương hiện nay trong việc xây dựng nhà văn hóa đạt chuẩn cũng như hoạt động quản lý theo tiêu chuẩn.

Về quy chuẩn diện tích nhà văn hóa: Theo số liệu thống kê của Cục Văn hóa Cơ sở - Bộ VHTTDL: Toàn quốc có 72 thiết chế văn hoá cấp tỉnh, gồm 60 Trung tâm văn hoá, 3 Nhà văn hoá, 4 Trung tâm Thông tin triển lãm và 5 thiết chế văn hoá có tên gọi khác nhau như Nhà triển lãm, Trung tâm Thông tin Cổ động, Trung  tâm triển lãm - hội chợ - quảng cáo…Hiện nay thiết chế văn hóa của 8 tỉnh có tổ chức bộ máy như: Phú Thọ, Điện Biên nhưng đã nhiều năm chưa có địa điểm hoạt động; Trung tâm văn hoá các tỉnh: An Giang, Cà Mau, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Gia Lai, Tuyên Quang phải bàn giao địa điểm đang hoạt động để xây dựng công trình khác. Phần lớn các Trung tâm Văn hoá cấp tỉnh có diện tích hoạt động trong nhà khoảng 2.000m2, một số trung tâm có quy mô lớn hơn, khoảng 5.000m2, một số tỉnh có Trung tâm Văn hoá đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư cải tạo. Như vậy, theo chỉ tiêu quy hoạch diện tích một trung tâm  hay một Nhà văn hóa đa năng là 5.000m2 thì hiện nay còn 23 Nhà văn hóa đa năng chưa đạt chuẩn diện tích quy định.

Năm 2010 cả nước có 541/697 huyện có Trung tâm văn hoá - thể thao hoặc Nhà văn hoá đa năng của huyện, chiếm tỷ lệ 78%, chỉ tiêu theo quy hoạch đề ra là 80%. Diện tích hoạt động trong nhà của các nhà văn hóa đa năng cấp huyện đạt trung bình 1.400m2, chỉ tiêu quy hoạch quy định là 2.500m2..

Cả nước có 4703/11.198 xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hoá - thể thao, chiếm tỷ lệ 42%, chỉ tiêu quy hoạch.

Về tổ chức hoạt động quản lý tại Nhà văn hóa: Thống kê chưa đầy đủ, hiện có 35 tỉnh, thành phố báo cáo thì số lượng cán bộ đang làm việc tại Nhà văn hóa cấp tỉnh là 1.883 người, trong đó cán bộ có trình độ từ đại học trở lên là 1.126 người, đạt 60%, trong khi đó theo chỉ tiêu quy hoạch là 90%. Số cán bộ trung cấp là 615 người chiếm 32%. Tuy nhiên, ở một số địa phương đội ngũ này còn thiếu và chưa chuẩn hoá theo yêu cầu.

Số cán bộ viên chức làm việc ở Nhà văn hóa đa năng cấp huyện có 4.136 người, trong đó trình độ đại học và trên đại học là 2.042 người đạt 49%, chỉ tiêu quy hoạch đề ra đến năm 2010 là 70%. Số cán bộ có trình độ cao đẳng là 629 người đạt 12%, trung cấp là 1.525 người đạt 37%, số cán bộ có kinh nghiệm công tác trong ngành trên 5 năm là 2.983 người, chiếm 72%.

Thống kê tại 30 tỉnh, thì số số cán bộ viên chức làm việc làm việc tại Nhà Văn hóa cấp xã là 3.880 cán bộ, trong đó cán bộ có trình độ đại học có 617 người chiếm 16%, chỉ tiêu quy hoạch đề ra là 30% (Còn nhiều tỉnh, thành phố chưa có báo cáo).

Về hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Tại các thành phố, đơn vị cấp tỉnh trên cả nước: Các trung tâm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, nỗ lực sáng tạo tổ chức hoạt động tại chỗ, lưu động và hướng dẫn phong trào cơ sở trong tỉnh. Các thiết chế văn hoá cấp tỉnh hoạt động có chất lượng và hiệu quả như ở Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và ở nhiều đô thị, thành phố, các tỉnh đồng bằng. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ chính trị cũng như tuyên truyền đều vượt chỉ tiêu quy định.

Các Nhà văn hóa cấp huyện ở các tỉnh miền núi, biên giới, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long còn thiếu đồng bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện tổ chức hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên  bên cạnh đó có một số Nhà văn hóa hoạt động năng động, có hiệu quả như thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân đến sinh hoạt, thu dịch vụ mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Các hoạt động nghệ thuật phục vụ chính trị, xã hội và tuyên truyền ở các huyện nói chung đều đạt chỉ tiêu trừ một vài đơn vị miền núi, biên giới do đời sống còn nhiều khó khăn.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật ở đơn vị cấp xã trông chờ chủ yếu vào kinh phí hàng năm do Nhà nước đầu tư. Nhiều nơi không có cán bộ chuyên trách, hoặc cán bộ phụ trách phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhiều nơi không có đủ kinh phí hỗ trợ mua sắm trang thiết bị để tổ chức các hoạt động. Vì thế các hoạt động văn hóa nghệ thuật nói chung chưa đạt chỉ tiêu và còn nhiều hạn chế.

>>> Để các Tiêu chuẩn và các hoạt động của Nhà văn hóa thực sự đạt hiệu quả

Ở các thành phố hay các tỉnh lớn, việc xây dựng những Nhà văn hóa đạt chuẩn không khó để thực hiện. Công tác quản lý Nhà văn hóa cũng như các hoạt động nghệ thuật nói chung đều có thể thực hiện được. Bởi thành phố và các tỉnh lớn là nơi tập trung nhiều nguồn lực dồi dào, kinh tế phát triển, khoa học cũng như các tiến bộ kỹ thuật đều tập trung tại đây. Các chương trình, lễ hội, hoạt động ngoại giao, kỷ niệm….đa số diễn ra tại những thành phố này. Có kinh tế, có nguồn lực, có điều kiện vì thế việc xây dựng Nhà văn hóa và các hoạt động văn hóa đạt chuẩn theo quy định không gây nhiều khó khăn.

Vậy nhưng ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, các xã còn nghèo cho dù tiêu chuẩn đạt chuẩn đã giảm so với các đơn vị cấp trên thì cũng khó để có sự đồng đều.

Các đơn vị từ huyện đến xã nếu chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn đạt chuẩn thì dù có thể lo được nguồn kinh phí xây dựng cũng khó có thể tổ chức hoạt động quản lý cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật theo tiêu chuẩn đề ra. Bởi các hoạt động ở mỗi địa phương có thể thực hiện hay không còn tùy thuộc vào kinh phí, nguồn lực cũng như trình độ văn hóa, dân trí của người dân ở mỗi địa phương và sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền. Ví dụ ở một địa phương vùng sâu, vùng xa, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nghèo đói quanh năm. Đa số trẻ em không được đến trường, hơn 70% người dân không biết chữ thì dù có xây dựng Nhà văn hóa đạt chuẩn trong đó có thư viện đạt chuẩn với đầy đủ sách, báo…cũng sẽ không có mấy ai đến tham gia.

Hay ở một địa phương, kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân quanh năm đối mặt với thiên tai bão lũ. Mỗi cơn bão đi qua, hay mỗi trận sụt lở đất, cháy rừng để lại hậu quả nhiều năm tháng sau đó khiến đồng bào vất vả lo từng bữa ăn. Nếu chính quyền xã lại tổ chức một lễ hội hoặc một hoạt động văn hóa nghệ thuật mang tính quy mô lớn để đạt chỉ tiêu thì hiệu quả tuyên truyền không đạt hiệu quả.

Do đó, việc xây dựng thiết chế cơ sở chung cho hoạt động văn hóa thể thao từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp xã. Cũng như việc xây dựng tiêu chuẩn, định chuẩn cho Nhà văn hóa các cấp là việc cần thiết. Nhưng mỗi đơn vị và địa phường cần dựa trên thực tế kinh tế chung của địa phương mình để xây dựng một tiêu chuẩn riêng dựa trên định chuẩn của Chính phủ và Bộ VHTTDL đề ra. Ví dụ, tiêu chuẩn Nhà văn hóa đa năng cấp xã là 800 m2. Ở một xã thuộc vùng đồng bằng như Thái Bình, Nam Định điều này có thể thực hiện, nhưng ở một xã vùng sâu vùng xa như Mù Căng Chải chẳng hạn, diện tích này có thể nên điều chỉnh lại. Việc điều chỉnh tăng diện tích hay giảm diện tích lại phụ thuộc ở chính quyền địa phương bởi phải dựa theo số liệu điều tra về trình độ học vấn, nhu cầu văn hóa, độ tuổi, giới tính, đồng thời là kinh tế địa phương để quyết định. Một xã có tỉ lệ dân số chủ yếu là người già hay một xã có dân số khoảng 5.000 người tất nhiên diện tích Nhà văn hóa sẽ phải khác một xã có tỉ lệ dân số chủ yếu là thanh thiếu niên với số dân là 10.000 người.

Tiểu chuẩn, định chuẩn là một quy định nhằm thống nhất về “chất” của các hoạt động (trong bài viết này đề cập đến các hoạt động thuộc văn hóa cơ sở: Nhà văn hóa) cũng như các công trình do Chính phủ và các Bộ, Ngành xây dựng nên. Tuy nhiên để mọi tiêu chuẩn thực sự phát huy tác dụng thì cần sự phối hợp từ chính những chủ thể mà ở đây là các địa phương và dân cư ở địa phương đó.

Vũ Phạm Thanh Hương - Phó Chánh Văn phòng Cục Văn hóa cơ sở

NỔI BẬT TRANG CHỦ