• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Xét xử nguyên Phó thống đốc Đặng Thanh Bình; Thêm gần 1.200 tỷ đồng “bay” vào túi ông Trịnh Văn Quyết

Kinh tế 30/06/2018 09:06

(Tổ Quốc) - Tạm ứng 93 tỷ, Eximbank và bà Chu Thị Bình tìm tiếng nói chung; Xét xử nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình; Thêm gần 1.200 tỷ đồng “bay” vào túi ông Trịnh Văn Quyết… là những thông tin kinh tế gây chú ý dư luận trong tuần qua.

Xét xử nguyên Phó thống đốc Đặng Thanh Bình

Nguyên Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình (Nguồn: Thanh niên)

Sáng ngày 25/6, TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử ông Đặng Thanh Bình (64 tuổi, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999, khung hình phạt 3-12 năm tù.

Ngoài ông Bình, 4 bị cáo thuộc tổ giám sát của NHNN bị cáo buộc là đồng phạm trong vụ án, gồm Hà Tấn Phước (nguyên tổ trưởng Tổ giám sát NHNH, Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An), Phạm Thế Tuân (nguyên Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh TP.HCM), Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An), Ngô Văn Thanh (nguyên Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An).

Theo điều tra, ông Bình được NHNH giao phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Vụ Pháp chế. Ông có nhiệm vụ chính trong việc chỉ đạo tái cơ cấu những ngân hàng hoạt động yếu kém, trong đó có VNCB.

Tuy nhiên, ông Bình đã không thực hiện đúng phương án do chính NHNN đề xuất để kiểm tra năng lực tài chính của nhóm cổ đông Thiên Thanh, tạo điều kiện cho nhóm cổ đông này điều hành và nắm giữ ngân hàng, sử dụng ngân hàng như một phương tiện phạm tội.

Sau ba ngày xét xử, trưa 27/6, VKSND TP HCM đề nghị tòa cùng cấp tuyên phạt ông Đặng Thanh Bình mức án 4-5 năm tù tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong phần Nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình nói rằng ông luôn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ không vì vụ lợi mà vì xã hội, danh dự của gia đình... Cuối cùng, ông xin HĐXX xem xét toàn bộ nội dung vụ án và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân mình.

Các bị cáo khác cũng có lời nói sau cùng xin cảm ơn VKS và mong được nhận mức án khoan hồng. Dự kiến chiều 2/7 hội đồng xét xử sẽ tuyên án.

Tạm ứng 93 tỷ, Eximbank và bà Chu Thị Bình tìm tiếng nói chung

Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank, ông Lê Văn Quyết cho biết, do vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp nằm ngoài tầm xử lý nội bộ của ngân hàng và đối tượng chính là Lê Nguyễn Hưng vẫn đang bị truy nã, nên thoả thuận tạm ứng này không ảnh hưởng đến tiến trình tố tụng của vụ án hình sự, ngân hàng vẫn đưa vụ việc ra tòa.

Theo ông Quyết, Eximbank đang phối hợp với các cơ quan tố tụng để đẩy nhanh tiến độ giải quyết. Dù vụ việc đang trong quá trình điều tra, nhưng ngân hàng cũng đã thống nhất tạm ứng 93 tỷ đồng cho bà Bình. Ông Quyết cho biết số tiền 152 tỷ đồng còn lại sẽ trả khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra.

Ông Quyết thừa nhận, trước đây giữa ngân hàng và khách hàng có khoảng cách xa trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, với động thái chia sẻ gần đây, hai bên đã tìm được tiếng nói chung.

Mới 6 tháng, ông lớn Vinalines đã lỗ nghìn tỉ

(Nguồn: Báo Đầu tư)

Theo thông báo mới được phát đi trước khi tiến hành cổ phần hóa, chỉ trong 6 tháng đầu năm, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã lỗ 1.140 tỷ, doanh thu chỉ đạt 533 tỷ đồng.

Trước đó, trong 6 tháng cuối năm, công ty cho biết mới bắt đầu có lãi với 143 tỉ đồng và những năm sau đó, lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng nhẹ.

Công ty mẹ - Vinalines đặt mục tiêu doanh thu trong năm 2019 là 1.048 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 221 tỷ đồng. Năm 2020, con số dự kiến đạt 1.063 tỷ đồng và 279 tỷ đồng.

Trong khi đó, vào giai đoạn năm 2015-2016, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ tăng từ 981,5 tỷ đồng năm 2015 lên đến 2.505 tỷ đồng vào năm 2016. Tuy nhiên, sau đó lại giảm xuống chỉ còn vẻn vẹn 305 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2017.

Lãnh đạo Vinalines đã lý giải cho việc lợi nhuận không ổn định này là do một số nguyên nhân như đang tập trung tái cơ cấu đội tàu, bán bớt một số tàu không hiệu quả, hay các khoản chênh lệch đánh giá lại vốn đầu tư giảm so với xác định giá trị doanh nghiệp, do giảm giá chứng khoán, thua lỗ hạch toán vào kết quả kinh doanh và các khoản cơ cấu nợ phải hạch toán tăng vốn nhà nước và sau khi Tổng công ty chuyển sang cổ phần mới được hạch toán thu nhập khác.

Thêm gần 1.200 tỷ đồng “bay” vào túi ông Trịnh Văn Quyết

Phiên 25/6, cổ phiếu FLC tăng giá 5% lên 5.250 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh “khủng” tới 11,6 triệu đơn vị. Trong khi đó, mã cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros tăng trần 3.000 đồng/cổ phiếu lên 46.250 đồng, chấm dứt chuỗi giảm triền miên 9 phiên liên tục của mã này.

Phiên hôm qua (25/6), cổ phiếu FLC tăng giá 5% lên 5.250 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh “khủng” tới 11,6 triệu đơn vị. Trong khi đó, “người anh em” là ROS (mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros) tăng trần 3.000 đồng/cổ phiếu lên 46.250 đồng, chấm dứt chuỗi giảm triền miên 9 phiên liên tục của mã này.

Nhờ mức tăng nói trên, ông Trịnh Văn Quyết đã có thêm gần 1.200 tỷ đồng (hơn 52 triệu USD) chỉ trong 1 phiên giao dịch đầu tuần, nâng tài sản chứng khoán lên 18.459 tỷ đồng.

Diễn biến thuận lợi này của cổ phiếu FLC được cho là xuất phát từ thông tin tích cực liên quan đến việc vận hành hãng bay Bamboo Airways./.

Hà Giang

NỔI BẬT TRANG CHỦ