• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Xu hướng chưng cây nguyên quả vào ngày Tết của nhiều gia đình giúp loài cây này tăng giá cả chục triệu đồng một chậu

Thực hiện: Bài và Ảnh: Hạnh Mỹ | 17/01/2023

(Tổ Quốc) - Giờ đây, chị em chơi cành còn các anh chơi nguyên cả cây hồng cổ sai trĩu quả.

Khoảng một năm trở lại đây, thay vì cắm hoa thông thường, nhiều gia đình đã đổi cách chơi bằng cách chưng loại cây còn nguyên cành, nguyên quả vì đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn mang cảm giác “khá hời” khi có quả để ăn sau khi đã chơi xong vài ngày Tết. 

Những tưởng đó chỉ là niềm vui nhất thời như bao “trend” cắm hoa khác, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, thú vui này đã khá phổ biến và kéo dài, mở rộng ra nhiều loại khác nhau. Nếu ngày trước các gia đình chọn cây quất, cây lựu,… thì vài năm gần đây là cây hồng dù chi phí không hề rẻ

Kỳ công bởi “kế hoạch săn lùng” cây hồng tận cả tuần của một gia đình 

Từ khoảng 1 tháng trước, số lượng người xin làm thành viên của các group mua bán hồng quả bỗng tăng chóng mặt. Chủ yếu hỏi về địa chỉ của các nhà vườn và kinh nghiệm chọn cây hồng cổ. 

Tranh thủ dịp Tết Dương lịch từ Hà Nội về quê với ông bà nội, anh Minh đã lái xe chở vợ con tạt qua khắp các vườn hồng, từ Thái Bình đến Nam Định. “Đợt rằm tháng 7 vợ tôi mua cành hồng quả về cắm trong nhà, tôi cũng thấy hơi lạ. Sau đó đến tháng 8, vợ lại tậu thêm cành ổi. Ngắm nhiều cũng thấy đẹp, mà lại trưng được lâu chứ không như hoa. Tình cờ xem được một số clip có nhà trưng cả cây hồng quả đỏ, vợ tôi thích nên nhất quyết dặn năm nay ngoài đào quất phải có thêm cây hồng”.

Thú chơi “cả quả” của hội chị em gián tiếp giúp loài cây vốn mất vị thế bỗng “đắt giá” trở lại - Ảnh 1.

Cây hồng đỏ rực nổi bật một góc trời.

“Mà nhà trần nhà tôi không quá cao nên 2 vợ chồng dự tính chọn một cây gốc to nhưng thấp thôi. Nhưng tìm cũng không dễ đâu, toàn cây to quá khổ. Hai vợ chồng phải xin nghỉ làm, ở lại thêm 2 ngày mới đặt cọc được một cây phù hợp, người ta hẹn 25 Tết vận chuyển lên tận nhà”, anh Minh cho hay.

Ngày thường là cây ăn quả, nay bỗng được giá dù hơi đắt nhưng người chịu chơi vẫn mua ầm ầm

Thông thường, vào mùa, 1kg hồng ngâm ở các tỉnh thành phía Bắc được bán với giá khá phải chăng, khoảng 20.000đ - 25.000đ. Lúc phục vụ chị em "bắt trend" cắm lọ thì 1kg hồng giòn nguyên cành cũng rơi vào khoảng 80.000đ - 90.000đ. 

Thế nhưng, thời thế đổi thay, theo lời anh Tuấn - một người trồng và kinh doanh cây cảnh lâu năm: 

“Trong vườn nhà tôi trồng khoảng hơn chục cây hồng giống cổ, mỗi mùa cũng chỉ có một vài người biết chơi cây cảnh thật sự tới hỏi mượn gốc chơi nên số tiền thu được chẳng đáng là bao. Năm nay thì một vài khách quen hẹn trước, khách mới cũng tới xem nhiều. 

“Tham khảo một số nơi, tôi báo giá các cây hồng dao động từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, tùy vào dáng, thế và độ tuổi của gốc. Nhưng có lẽ may mắn hợp ý khách hàng nên họ cũng chẳng kỳ kèo nhiều. Có người trả trước một nửa, có người đã trả thẳng, miễn sao tôi để dành cây cho họ”, anh Tuấn nói.

Không trang trí cầu kỳ, chỉ đánh từ vườn vào chậu, các cây hồng đã được nhiều khách đặt trước.

Thú chơi “cả quả” của hội chị em gián tiếp giúp loài cây vốn mất vị thế bỗng “đắt giá” trở lại - Ảnh 2.

Cây hồng được khách trả giá tới 50 triệu đồng.

Được biết, các vị khách thường trả giá cao hơn đối với những cây hồng giồng Hải Hậu (Nam Định). Theo chia sẻ của anh Tú - người kinh doanh cây cảnh ở vùng đất thành Nam: “Hồng Hải Hậu là giống thuần, ưa nước, khí hậu và thổ nhưỡng ở vùng đất này phù hợp với sự phát triển, giúp cây ít sâu bệnh. Đặc biệt, cây lâu năm ở đây thường cho cành rất đẹp, quả vuông vức, đều và có màu vàng đỏ rực rỡ hơn những nơi khác".

Giống hồng Hải Hậu cho quả to và vuông vức, màu đẹp hơn các loại khác.

Sẵn sàng chi tiền cho loài cây "phú quý"

Từ xa xưa, trong những áng văn, quả hồng tuy được ví là món ăn bình dân, là thức quà giản dị của người nghèo song lại mang ý nghĩa đặc biệt. Cây hồng đơm hoa vào mùa Xuân, cho quả trong nắng Hạ, lớn lên trong gió Thu và ướp sương mùa Đông mới cho trái ngon. Cành hồng sai trĩu quả khiến con người ta có niềm tin về một mùa màng bội thu, cơm gạo no đủ. 

Chưa kể, các nhà phú quý trước kia còn quan niệm về phong thủy “phía Đông trồng lựu hốt vàng, phía Tây trồng hồng hốt bạc” hay "hồng hỏa náo nhiệt, vượng trạch sinh khí". 

Thú chơi “cả quả” của hội chị em gián tiếp giúp loài cây vốn mất vị thế bỗng “đắt giá” trở lại - Ảnh 3.

Hồng là loài cây mang ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy.

"Vợ chồng tôi đều thích chơi cây nên Tết năm nào, ngoài đào quất cũng phải mua thêm các loại cây cảnh phong thủy về nhà. Năm mới, tôi muốn nhà mình phải thật nhộn nhịp và những ai đến nhà chúc tết cũng nhìn thấy được quả hồng tươi trĩu chịt".

"Năm ngoái mua một cặp hoa trà, đào tiên và mấy giỏ hoa lan hồ điệp cũng suýt soát 100 triệu đồng. Năm nay giảm mua sắm lại, rinh một cây hồng cổ 65 triệu về. Tính đi thì thấy đắt, chứ tính lại, cây hồng quả trưng ít nhất cũng được 2 - 3 tháng, lãi ấy chứ. Những loại hoa quả mọi năm chỉ ra Giêng là tàn, phải bỏ đi thay cây mới rồi", anh Phương (Hải Phòng) cho biết. 

Thú chơi “cả quả” của hội chị em gián tiếp giúp loài cây vốn mất vị thế bỗng “đắt giá” trở lại - Ảnh 4.

Theo anh Tú: “Những người mua hồng cổ dịp này mục đích để trưng bày, ngắm cảnh. Mà hồng không cần chăm sóc nhiều. Hồng Tết là loại được nuôi quả từ tháng 10 nên độ đầu năm là bắt đầu chuyển màu, chín dần, có thể chơi cho tới tận tháng 2 âm lịch”.

Thú chơi “cả quả” của hội chị em gián tiếp giúp loài cây vốn mất vị thế bỗng “đắt giá” trở lại - Ảnh 7.

NỔI BẬT TRANG CHỦ