(Toquoc) - Vụ khủng bố Mumbai được xem là “Vụ 11/9 Ấn Độ”, làm nổi bật quan hệ căng thẳng Hồi giáo - Hindu giáo Ấn Độ và cấp bách tăng cường hợp tác quốc tế chống khủng bố.
(Toquoc) - Vụ khủng bố Mumbai được xem là “Vụ 11/9 của Ấn Độ”, làm nổi bật quan hệ căng thẳng Hồi giáo - Hindu giáo Ấn Độ và cấp bách tăng cường hợp tác quốc tế chống khủng bố.
Kỳ I: Từ 11/9 ở Mỹ đến 26/11 ở Ấn Độ
Vụ khủng bố tàn bạo nhằm vào thành phố tài chính, thương mại Mumbai được người Ấn Độ ví như “Vụ 11/9 của Ấn Độ”. Nhưng có sự khác nhau khá lớn giữa hai sự kiện bi thương này. Ở Mỹ, không phân biệt đảng phái chính trị, tôn giáo, người dân đoàn kết xung quanh nỗ lực chống khủng bố của chính quyền Bush. Ở Ấn Độ thì đang diễn ra điều trái ngược: Nó đào sâu thêm hố ngăn cách và xung đột sắc tộc, tôn giáo, trước hết giữa các tín đồ Hindu với tín đồ Hồi giáo. Các đảng phái chính trị, trước hết Đảng Bharatiya Janata (BJP) đối lập của những người Hindu theo chủ nghĩa dân tộc, và cộng sản khai thác vụ này phục vụ những cuộc bầu cử chính quyền địa phương hiện đang diễn ra và cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 sang năm. Người dân phẫn nộ về việc chủ nghĩa khủng bố tiếp tục hoành hành. Chính quyền Ấn Độ chỉ trích
Người dân Mumbai xuống đường bày tỏ phẫn nộ về vụ khủng bố và đòi hỏi trách nhiệm nhà cầm quyền
Một lần nữa, với sự bức xúc khác thường, thảm kịch Mumbai đặt lên bàn nghị sự quốc tế một vấn đề thời sự nổi bật: xung đột Hindu và Hồi giáo Ấn Độ.
Từ thánh chiến Thiên chúa giáo tới thánh chiến Hồi giáo
Thánh chiến có lịch sử hàng ngàn năm trước. Ban đầu, là sản phẩm của Thiên chúa giáo. Mặc dù, đến nửa cuối thế kỷ vừa rồi, chữ “Mujahedeen” (thánh chiến) là một từ của tiếng Ảrập, được dùng để chỉ các chiến binh thánh chiến Hồi giáo.
Hồi giáo từng có thời kỳ kiểm soát một phần châu Âu, phần đất thuộc Tây Ban Nha và Đông Âu tới tận Viên. Từ thế kỷ 11-15, Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã phát động một số cuộc thánh chiến quy mô, nhằm đẩy lùi người Hồi giáo ra khỏi Đất Thánh - Palestine. Sự bạo tàn do các chiến binh thánh chiến Thiên chúa giáo hồi đó gây ra trong các cuộc thập tự chinh để lại mối hận trong thế giới Hồi giáo cực đoan đến tận ngày nay. Các cuộc viễn chinh chống Hồi giáo hồi đó phục vụ cho tầng lớp quý tộc và thánh chiến đẳng cấp cao tích lũy và làm giàu qua những vụ cướp bóc, cống nạp những vùng đất mà họ tràn qua. Đó là thời kỳ tích lũy tàn bạo của tầng lớp quý tộc chủ nô.
Trong thời kỳ cận-hiện đại, chủ nghĩa thực dân đã gia cố thêm vào bộ gien mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo mầm mới của hận thù, xung đột bằng chính sách chia ghép lãnh thổ, chia rẽ sắc tộc, tôn giáo. Di chứng vẫn hiện hữu trong đời sống các quốc gia liên quan.
Những người thực dân Anh chia cắt Tiểu lục địa Nam Á thành ba quốc gia Ấn Độ,
Một nhóm chiến binh thánh chiến Ấn Độ
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh nhiều thế lực Hồi giáo đứng trong chiến hào của phương Tây. Bin Laden được CIA huấn luyện tham gia cuộc thánh chiến hiện đại đầu tiên nhằm làm chảy máu Liên Xô trên chiến trường
Từ 11/9 ở Mỹ đến 26/11 ở Ấn Độ
Cuộc thánh chiến Hồi giáo cực đoan hiện nay có lúc được mô tả nhằm rửa hận cho người Hồi giáo qua nhiều thế kỷ bị chèn ép. Ban đầu, nó nhằm vào các nhà nước Thiên chúa giáo phương Tây. Nhưng phương Tây có những xã hội được tổ chức chặt chẽ, hệ thống an ninh thành thạo nghiệp vụ. 7 năm kể từ vụ 11/9/2001, chính quyền G. Bush đã chặn được những âm mưu tấn công khủng bố nhằm vào lãnh thổ Mỹ. Ngày 11/9 vừa rồi, Tổng thống Bush đã tự hào tuyên bố rằng, nước Mỹ đã có 2.557 ngày an toàn trước khủng bố quốc tế.
Các thế lực Hồi giáo cực đoan tấn công vào các điểm yếu trên khắp thế giới, gieo rắc sợ hãi và gây mất ổn định ở bất kỳ nơi chúng có khả năng tiếp cận. Tại Trung Đông hay
Tại
Từ vụ khủng bố Mumbai 26/11 có thể rút ra mấy điều liên quan. Thứ nhất, cuộc xung đột lâu đời Hồi giáo-Hindu giáo tại Ấn Độ đã bị lực lượng Hồi giáo cực đoan hoạt động ở Pakistan quốc tế hóa và khu vực hóa, thông qua việc đào tạo huấn luyện các chiến binh Hồi giáo trên đất Pakistan, tài trợ của các tổ chức Hồi giáo quốc tế, trong đó có al-Qeada. Vụ Mumbai 26/11 mang dấu ấn al-Qaeda, nhưng không nhất thiết do tổ chức này trực tiếp nhúng tay vào. Các căn cứ du kích tại
Thứ hai, vụ này đánh dấu sự thay đổi tính chất cuộc xung đột tôn giáo ở Ấn Độ. Nó là bước ngoặt, thậm chí là bước thụt lùi, trong cuộc chiến của thế giới chống al-Qeada và đồng bọn. Nếu chủ nghĩa khủng bố hồi giáo cực đoan thành công tại Ấn Độ, nơi có cộng đồng thiểu số Hồi giáo lớn nhất thế giới, đó là thảm họa đối với cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Đương đầu với loại xung đột tôn giáo biến tướng này, cần có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ.
Thứ ba, Ấn Độ cần thực hiện chiến lược chống khủng bố trên nhiều mặt trận: tăng cường công tác thông tin tình báo, tăng cường lực lượng cảnh sát và đặc nhiệm chống khủng bố tại các thành phố, phối hợp chống khủng bố với các quốc gia trong vùng. Nhưng trước hết, để giải quyết gốc rễ của cuộc xung đột tôn giáo ở Ấn Độ, phải tạo ra sự thay đổi quan niệm xã hội về quan hệ giữa các tôn giáo với nhau. Ấn Độ là một quốc gia đa sắc tộc và tôn giáo. Tại đất nước này hầu như có đủ toàn bộ các tôn giáo chủ yếu trên thế giới. Trước cộng đồng đa số người Hindu, chiếm 80% cư dân Ấn Độ, người Hồi giáo Ấn Độ không thể là công dân loại hai. Cộng đồng Hồi giáo tuy chỉ chiếm 13% dân số nước này, nhưng nếu tiếp tục đối xử khinh suất, lơ là, để họ mất lòng tin vào nền dân chủ và thể chế Ấn Độ, bị các thế lực cực đoan lôi cuốn vào cuộc đụng độ giữa các tôn giáo ở nước này, 140 triệu người ắt sẽ tạo nên cơn ác mộng giữa thế kỷ 21./.