• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

7 năm sống ở Bỉ và kinh nghiệm mà mẹ Việt rút ra trong việc định hướng học hành cho con

Giáo dục 18/06/2019 14:05

(Tổ Quốc) - Trong lúc các phụ huynh và học sinh Việt Nam đang lo lắng về điểm chác, rồi tìm được một suất học trong những trường công lập thì ở Vương quốc Bỉ, một bà mẹ Việt lại hào hứng chuẩn bị cho kỳ nghỉ hè cho các con.

7 năm sống ở Bỉ và kinh nghiệm mà mẹ Việt rút ra trong việc định hướng học hành cho con - Ảnh 1.

Như Quỳnh de Prelle

Dường như ở Bỉ, áp lực học hành hay tìm một chỗ học tốt cho con cái không phải là việc mà các bậc cha mẹ phải lo lắng, bà mẹ trẻ này cũng không hề phải bận rộn chuẩn bị cho con trước khi con bước vào lớp 1 như ở Việt Nam bởi chị đã chuẩn bị cho các con của mình ngay từ những ngày... chuẩn bị sinh con.

Phải chăng sự chuẩn bị, lên kế hoạch kỹ càng cho tương lai của con cái đã giúp những phụ huynh ở các nước khác đỡ áp lực trong cuộc sống? Cùng tìm hiểu thêm về quá trình định hướng tương lai cho con cái, sự hỗ trợ từ gia đình đối với những quyết định lựa chọn này của một bà mẹ Việt hiện đang sinh sống ở Bỉ.

Tiếp theo chia sẻ về những điều thú vị trong môn học bắt buộc ở chương trình học lớp 1 của con, Như Quỳnh de Prelle- tác giả hiện đang sống tại Brussels, Vương quốc Bỉ với gia đình chồng và hai con nhỏ, tiếp tục câu chuyện về kinh nghiệm và việc đồng hành cùng con trong tương lai.

Cấp 1 là cấp học cơ bản

- Là phụ huynh của hai học sinh, một đang học mẫu giáo và một đã học xong lớp 1, đến giờ chị nhận định về quá trình học lớp 1 của con trai mình như thế nào? Chị thấy cậu bé tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng học ra sao?

+ Trong gia đình, bạn trai là con đầu lòng nên bạn ấy được hưởng mọi ưu điểm và tình yêu lúc trọn vẹn nhất cũng như những hy vọng của chúng tôi. Từ lúc nhỏ đến lúc lớn, mỗi thời kỳ cậu ấy được dạy bảo chính xác như một cuốn sách giáo khoa.

Tôi thai giáo 2 bạn nhỏ rất kỹ nên lúc chăm con thời kỳ trong vòng 3 năm đầu, hoàn toàn thời gian ở với tôi, không đi nhà trẻ, 2 bạn nhà tôi được học và chăm sóc như các bạn nhỏ khác về chương trình giáo dục.

Hai bạn thích vẽ từ sớm, thích sách từ nhỏ, khi chưa biết chữ... Tôi mua sách dành cho trẻ theo đúng độ tuổi, thời gian khác nhau, vì thế, 2 bạn phát triển rất chuẩn mực.

Bố mẹ chồng và mọi người trong họ hàng rất ngạc nhiên và coi như một mẫu mực gia đình mới ở đây vì gia đình chúng tôi kết hợp ít nhất 2 nền văn hóa hoàn toàn khác nhưng bọn trẻ nhà tôi được thừa hưởng trọn vẹn cách giáo dục ở đó cũng như những ưu điểm vượt trội khác như chúng ăn được mọi đồ ăn trên thế giới, nhạy cảm với mọi ngôn ngữ khác, biết nhiều thứ rất sớm như khoa học hay nghệ thuật... vì chúng tôi dành thời gian cho con cái là đầu tiên.

Bạn nhỏ nhà tôi có khả năng nhạy bén với ngôn ngữ, lắng nghe chính xác các thông tin... tôi học được rất nhiều từ bạn ấy, vì bạn ấy có cách diễn giải rất đơn giản mà chính xác. Trí nhớ tốt và tập trung. Chăm chỉ và chịu khó thì phải rèn luyện nhiều theo thời gian và tăng lên với độ khó của việc học. Tôi luôn sẵn sàng mọi tình huống đến với các bạn nhỏ.

- Trong suốt năm học vừa qua của con trai, chị có chịu áp lực nào từ chương trình giáo dục con mình học?

+ Tôi là một người luôn lo xa nên từ lúc mang thai đến lúc có con tôi đã mua toàn bộ sách giáo khoa của Bỉ và của Pháp về tự nghiên cứu coi như tự học luôn cho bản thân mình.

Tôi dạy con theo đúng độ tuổi phát triển, theo các sách. Khi nào bé học sách này, khi nào bé làm cái kia... cứ như thế, các bạn nhỏ lớn lên một cách tự nhiên, thoải mái.

Tôi không có bị áp lực vì tôi biết rằng, chương trình như thế, học tập là khả năng riêng của mỗi bạn khác nhau, nên chúng tôi chỉ có thể tạo điều kiện tốt nhất cũng như phương pháp hay nhất trong giới hạn của gia đình để con có thể học hành say sưa và ý thức rằng, học là việc bắt buộc, đến trường là bắt buộc nhưng con phải tìm thấy ở đó niềm vui và hạnh phúc với bạn bè, sách vở.

Chị hãy hiểu rằng có những thứ bắt buộc như đến trường ở lúc 6 tuổi là luật pháp, nên tôi phải dùng từ đó một cách chính xác để các phụ huynh khỏi hiểu nhầm về một nền giáo dục tự do hay tùy tiện là hoàn toàn khác nhau.

Tôi không cổ súy mode không cho con đến trường và bố mẹ tự dạy con ở nhà hoàn toàn cũng như việc các phụ huynh không thích ứng các chương trình giáo dục của con mà hay kêu ca. Vì khi chúng ta chưa xác định được mũi tên phía trước và những khó khăn, thì làm sao trẻ em họ có thể thích ứng và theo kịp, nên tinh thần và sự mẫu mực của bố mẹ cũng như sự động viên, hiểu rõ thực chất vấn đề là quan trọng nhất trong quá trình đồng hành cùng con.

Càng thời đại văn minh hay tiến bộ thì lượng kiến thức càng nhiều, sự khác nhau ở phương pháp và nếu phương pháp chưa tốt, chưa hoàn thiện, chúng ta tìm cách giúp các bạn nhỏ vượt qua. Đó là cách mà chúng tôi xác định trước những khó khăn với trẻ, nếu có để bố mẹ và con cái luôn biết rõ cần lựa chọn đường nào phù hợp với bản thân và khả năng.

hai be con Nhu Quynh
hai be con Nhu Quynh
tranh cua 2 ban nho nha Quynh
tranh cua 2 ban nho nha Quynh

Những bức họa của hai bé con của Như Quỳnh de Prelle

- Theo chị thì điều gì và cái gì là quan trọng nhất trong quá trình học tập của con?

+ Quá trình học tập của con, theo tôi quan trọng nhất là theo dõi sự tiến bộ của con và điều chỉnh phù hợp với khả năng của con.

- Kết quả học tập của con trai chị ra sao? Theo chị thì kết quả học tập của con trẻ có quan trọng lắm không?

+ Ở Bỉ chúng tôi họ rất rõ ràng là cấp 1 tiểu học chỉ là cấp cơ bản cho việc biết đọc, biết viết và các môn khoa học nên đa phần thời gian ưu tiên chơi và học ngoại khoá.

Nhưng tôi nhận thấy rằng, mọi kết quả lâu dài thì phải từ gốc rễ chắc chắn vì thế, chúng tôi không chủ quan để theo một cách tùy tiện hay con chỉ với nhà trường, thầy cô... chúng tôi duy trì các thói quen tốt ở gia đình cho trẻ, học cùng con, chia sẻ cùng con, vui chơi cùng con. Con sai ở đâu sửa ở đó cho đến lúc chính xác thì thôi.

Chúng tôi không nhìn vào điểm số mà chúng tôi nhìn vào quá trình của con theo thời gian và sửa những lỗi ấy một cách trực tiếp nếu có. Vì thế, kết quả ở thời điểm nào, con có thực sự hiểu vấn đề hay không, con tiến bộ thế nào sau khi sửa sai quan trọng hơn là kết quả điểm số. Như thế, bố mẹ cũng có thời gian và con cái cũng đủ thời gian để hiểu vấn đề và luôn lặp lại bằng cách sửa sai là con đường để đi đến một nền giáo dục tự do, tiến bộ.

Cấp 2 là cấp quan trọng quyết định nhiều cho tương lai

- Học tập là cả một quá trình lâu dài và quan trọng với trẻ em. Là bà mẹ của hai con nhỏ, chị có thể cho biết gia đình mình có định hướng hay yêu cầu gì khiến con phải lựa chọn về học tập cũng như định hướng nghề nghiệp sau này?

+ Tôi thường xuyên hay hỏi các con sau này con thích làm gì? Chúng luôn có những câu trả lời thú vị và luôn thay đổi.

Ví dụ con trai tôi thích các loại ô to và kỹ thuật, bạn ấy nói sẽ làm lính cứu hỏa chẳng hạn... tôi sẽ phân tích rằng, công việc đó ra sao về mặt nghề nghiệp... lúc khác hỏi bạn ấy có thể thay đổi ví dụ như làm thầy giáo vì thích trường học. Còn bạn gái thì hoàn toàn không có ý thức về các nghề nghiệp, hỏi bạn ấy thích làm gì, đa phần bạn ấy trả lời thích như mẹ, làm việc ở nhà và viết hay thích đi chợ, thích cái này cái kia...

Tôi luôn phân tích các công việc nghề nghiệp bằng các thông tin để con cái nhận thức chứ chúng tôi không ép phải thành ai, như thế nào. Ví dụ khi tôi biết ở đây văn chương và thi ca được coi trọng dù nghệ sĩ nào cũng làm nghề tự do và đời sống dù có đầy đủ đến mấy, họ vẫn luôn khác biệt, thì tôi cũng tự hiểu rằng, nếu con trở thành nhà văn hay nhà thơ cũng là một chuyện tự nhiên.

Nhưng với con trai, chúng tôi hướng con đến một công việc chắc chắn để còn lo lắng, chăm sóc cho gia đình như trụ cột, nên các nghề cơ bản trong xã hội vẫn là định hướng chính. Và bạn ấy cũng thích các công việc cụ thể như bác sĩ, hay thầy giáo... Còn với con gái, cô ấy có nhiều thiên hướng về nghệ thuật và sáng tạo, chúng tôi hướng đến việc học múa lâu dài cũng như hội hoạ... còn quá trình thay đổi thế nào thì phải khi vào cấp 2, là cấp học quan trọng thì sẽ quyết định nhiều cho tương lai sau này, bản thân chúng tôi chắc cũng có nhiều thay đổi trong tương lai chứ không riêng gì các bạn nhỏ.

- Theo chị nói các con học cấp 1 thì việc ưu tiên chơi và học ngoại khóa là chính, ngoài thời gian học tại trường tôi cũng thấy các gia đình thường tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoài trời. Chị có nghĩ rằng các hoạt động như vậy sẽ có ích cho quá trình phát triển của trẻ?

7 năm sống ở Bỉ và kinh nghiệm mà mẹ Việt rút ra trong việc định hướng học hành cho con - Ảnh 3.

Các bé tham gia trồng cây cùng mọi người

+ Chơi ngoài trời là văn hóa cũng như phát triển giáo dục trẻ ở Bỉ. Các chương trình cũng như các công viên xanh, sân chơi cho trẻ được ưu tiên hàng đầu ở các khu dân cư. Nhà chúng tôi ở giữa nhiều công viên lớn. Các bạn nhỏ trước khi đi học thường xuyên đi dạo cùng bố mẹ, tham gia các hoạt động bên ngoài, nhất là mùa hè đầy nắng.

Ở Bỉ mưa gió quanh năm nên 3 tháng hè hay thời gian lúc từ xuân sang là vàng ngọc. Các bạn nhỏ thích đi bộ, thích đi xe đạp cũng như tham gia các hoạt động bên ngoài. Từ khi chúng đi học thì vào các buổi chiều thứ 4 được nghỉ, chúng tôi luôn thu xếp thời gian dành cho con đi chơi ở ngoài hoặc thăm thú các nơi...

Từ lúc 5 tuổi, các bạn có thể tham gia các môn thể thao... cuối tuần nào bố mẹ cũng thay nhau cho các bạn nhỏ chơi thể thao hay tham gia các hoạt động khác cùng với các trẻ em khác...

Như tôi tìm hiểu, lúc trẻ còn nhỏ là lúc cơ thể sinh học cũng như tâm lý dần hoàn thiện, phát triển nên việc vui chơi các hoạt động ngoài trời cũng như thể thao là cần thiết cho sự vận động, năng động của trẻ. Vì trẻ khỏe sẽ phát triển trí não tốt, cân bằng tâm lý. Sự sảng khoái vui chơi thì sẽ tạo nên niềm vui. Tuy nhiên, chúng tôi luôn kiểm soát thời gian chơi của chúng để không bị quá sức, sau đó nghỉ ngơi cho ngày hôm sau khỏe mạnh đi học.

Chính sự cẩn thận, tính tổ chức của bố mẹ một cách phù hợp cũng sẽ giúp cho con nhận ra những thích ứng phù hợp... nên sau những trải nghiệm, các bạn đều hiểu rõ tại sao mẹ luôn nghiêm khắc và thời gian phù hợp là đúng đắn.

Vân Khánh thực hiện

Vân Khánh

NỔI BẬT TRANG CHỦ