• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

8 bí quyết giúp bạn tự do tài chính ở độ tuổi 20

Kinh tế 05/03/2020 09:42

(Tổ Quốc) - Chủ nghĩa tài chính đơn giản có nghĩa là "chỉ tiêu tiền vào những thứ bạn cần hoặc những thứ mang lại giá trị thực sự cho cuộc sống của bạn".

Tuổi 20 là một độ tuổi quan trọng với bạn. Đó là khoảng thời gian để tận hưởng sự tự do lớn nhất mà bạn có cho đến khi nghỉ hưu, đồng thời cũng là độ tuổi lý tưởng để bạn bắt đầu đầu tư. Những bước đi đúng đắn được thực hiện ở độ tuổi 20 sẽ giúp bạn bớt đi những khó khăn về sau này.

Dưới đây là 8 nguyên tắc tài chính bạn có thể thực hành ở độ tuổi còn rất trẻ để có thể ổn định tài chính cho bản thân trong tương lai.

1. Hiểu về lãi kép và định giá

Có một vấn đề thường bị bỏ qua khi người ta thực hiện chiến lược tài chính lâu dài đó chính là sự lạm phát. Cha mẹ thường hay nhắc con cái để dành ra 10% tiền lương bỏ vào tài khoản tiết kiệm và thêm 10% nữa vào tài khoản nghỉ hưu. Tiết kiệm và dành dụm con số nhỏ ngày hôm nay có thể tích lũy thành những con số lớn trong tương lai nhờ vào lãi kép. Nhưng hãy chú ý: lãi kép có thể là con dao 2 lưỡi, một con số nợ nhỏ cũng có thể biến thành một số nợ khổng lồ vào ngày mai.

Thêm vào đó, hãy đưa ra những quyết định tài chính dựa trên sự định giá. Mua nhà không phải là một quyết định tồi. Một nhà nghiên cứu ở đại học Havard đã chỉ ra rằng những người sở hữu ít nhất một căn nhà có giá trị tài sản ròng cao hơn những người đi thuê nhà. Ngược lại thì đầu tư cổ phiếu quá nhiều sẽ không phải là một quyết định sáng suốt. Bạn nên đặt mục tiêu đầu tư trước vào các tài sản có sẵn có giá trị hấp dẫn.

2. Tạo thu nhập thụ động

Bạn càng nhanh chóng biến đồng tiền làm việc cho mình và tao ra doanh thu trong khi bạn đang nghỉ ngơi, thì bạn càng nhanh đạt được cuộc sống trong mơ của mình, giảm căng thẳng, và sống thọ hơn. Điều này trở nên khó nắm bắt vô cùng đối với người thu nhập cao. Mỗi đồng bạn kiếm được đáng giá bằng 10 đồng nếu bạn quy đổi thời gian của mình ra. Khi bạn tạo ra thu nhập thụ động, bạn có thể tạo ra sự tự do cho bản thân. Thời gian không phải vô tận vậy nên hãy tìm cách tăng thu nhập của mình lên cao nhất trong khi thu hẹp lại thời gian làm việc lại.

3. Tránh các khoản nợ xấu

Hãy có những quyết định thông minh khi vay tiền cho dù là thẻ tín dụng có hạn mức hay vay vốn sinh viên. Vay mượn tiền bằng thẻ tín dụng hay các khoản vay ngắn hạn có khả năng trói bạn lại trong vòng xoáy của nợ nần mà khó có thể vượt qua. Loại khoản nợ này thường đi cùng với lãi suất cao Tuy nhiên bạn có thể dễ dàng tránh khỏi nó trừ khi trong hoàn cảnh khẩn cấp và loại hình vay nợ này không nên dùng để trả cho những chi tiêu hằng ngày.

4. Làm bạn với nợ tốt

Không phải khoản nợ nào cũng là xấu. Hãy thử lấy một ví dụ khi bạn thế chấp nhà cửa. Bạn sẽ phải vay tiền nếu không đủ để chi trả toàn bộ số tiền cho ngôi nhà đó. Tuy nhiên, bạn có thể thế chấp và vay theo lãi ngân hàng. Sau khi trả hết nợ, bạn sẽ có tài sản là ngôi nhà của bạn đi kèm với giá trị của ngôi nhà ở thời điểm sau này. Ngược lại, nếu bạn đã chi số tiền đó cho tiền thuê trong cùng khoảng thời gian 20 hay 30 năm, bạn sẽ không sở hữu gì cả.

5. Hãy tiết kiệm để đầu tư

Đối với thanh niên, đặc biệt là thế hệ 8x-9x được sinh ra vào thời kì khủng hoảng kinh tế năm 2008 có thể hiểu biết về cổ phiếu, quỹ tương hỗ và các công cụ tài chính khác. Họ sẵn sàng giữ tiền mặt của họ thay vì đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng, hãy tiếp cận thị trường từ sớm sẽ giúp bạn phát triển đồng tiền của bạn nhanh hơn lạm phát hiện thời.

Bạn hãy yên tâm là thị trường luôn dao động. Tuy nhiên bạn có thể hướng tới 3 loại hình đầu tư có lợi ích sau:

- Có giá trị tăng dần theo thời gian và có thể giao dịch được

- Có thể tạo cho bạn giá trị thụ động hàng tháng đều đặn.

- Có lợi ích về thuế như trao đổi bất động sản.

Trong khi đầu tư, hãy nghĩ đến hoàn cảnh tệ nhất và sẵn sàng đối mặt với nó. Mọi người thường hi vọng vào một nguồn lãi dồi dào là một viễn cảnh vô cùng viên mãn nhưng lại không hề có cách giải quyết nếu mọi chuyện đi theo chiều hướng xấu. Đa dạng hóa cũng là một phương pháp, hãy nhớ rằng đừng bao giờ bỏ trứng vào cùng một rổ.

6. Hãy mượn chỉ khi bạn thực sự cần

Mặc dù có bằng cấp sẽ mở ra cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn trong công việc của bạn, nhưng không ai dạy bạn về khoản nợ mà bạn sẽ tích lũy trong quá trình này. Khoản vay sinh viên có thể là một hình thức nợ tốt, nhưng chỉ khi thu nhập trong tương lai của bạn có thể giải quyết được nó. Khoản nợ bạn được nhận để tài trợ cho giáo dục đại học không bao giờ được vượt quá thu nhập dự kiến trong tương lai của bạn.

7. Tránh những khoản chi tiêu chớp nhoáng

Nguyên tắc đơn giản nhất sẽ giúp bạn có được quyền kiểm soát ngay lập tức đối với tài chính tương lai của mình là phải thuộc lòng chủ nghĩa tối giản và tránh chủ nghĩa tiêu dùng. Những người thực sự giàu có không bao giờ phô trương sự giàu có của mình. Họ tiết kiệm và đầu tư tiền của họ thay vì chi tiêu vào các đồ trang sức để làm cho mình trở nên sang chảnh hơn. Bạn có thể phải từ bỏ một đôi giày Nike mới hoặc không được ăn ở nhà hàng thường xuyên, nhưng ít nhất đừng để bản thân phải ăn thức ăn cho mèo ở tuổi 70. Những người thực sự giàu có không quan tâm đến những gì người khác nghĩ về họ và không muốn gây ấn tượng với những người khác xung quanh họ.

8. Hãy kiên nhẫn

Nếu bạn xem nhiều truyền hình, bạn có thể bị ấn tượng rằng mọi người trở nên độc lập về tài chính chỉ sau một đêm. Sau đó, bạn sẽ nhận ra rằng sự giàu có sẽ chỉ được tích lũy trong một khoảng thời gian dài. Bạn phải học cách kiên nhẫn và kỷ luật với những khoản đầu tư và tình hình chi tiêu của mình.

Cách mà tôi xác định chủ nghĩa tối giản rất đơn giản: Chỉ tiêu tiền vào những thứ bạn cần hoặc điều đó mang lại giá trị thực sự cho cuộc sống của bạn

Minh Châu - Nhịp Sống Kinh Tế

NỔI BẬT TRANG CHỦ