• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Á hậu, MC bán dâm: Thiếu đạo đức nên nhiều người đẹp đã quên mất mình ở đâu

Thời sự 20/09/2018 13:56

(Tổ Quốc)-Nếu tính ra một năm thì hàng trăm cô gái đạt được những danh hiệu và hiệu quả hay những tác động tích cực của các người đẹp mang đến cho xã hội thì chưa thấy nhiều.

Thiếu đạo đức ngay từ lúc người đẹp tham gia các cuộc thi sắc đẹp

Chia sẻ về câu chuyện á hậu, MC bán dâm mới đây, Luật sư Hà Trọng Đại, Công ty luật The Light, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho hay, trước tiên cần nói về câu chuyện đạo đức.

“Khi đạo đức không đảm bảo được thì các người đẹp gần như là vô tâm với những sự hiểu biết, các quy định, về thể chế, quy định về các hoạt động nghề nghiệp của người đẹp và đặc biệt là các quy định pháp luật pháp luật dành cho các người đẹp”- Luật sư Hà Trọng Đại chia sẻ.

Cũng từ ảnh hưởng của vấn đề đạo đức mà nhiều người đẹp đã quên mất thân phận mình ở đâu.

 Những cô gái có danh hiệu từ cuộc thi "ao làng" dùng tên tuổi để đi bám dâm giá cao.

“Tôi cho rằng, có nhiều người đẹp đã đầu tư tiền bạc để lấy được danh hiệu, không phải người đẹp nào cũng tự nhiên giành được các danh hiệu đó mà họ phải chuẩn bị sẵn từ tinh thần, cơ sở vật chất, quan hệ… để đạt được danh hiệu. Khi đạt được danh hiệu rồi họ phải sử dụng danh hiệu đó để thu lại những gì đầu tư”- Luật sư Hà Trọng Đại nói.

Và từ đó nảy sinh ra việc: đạo đức của một số người đẹp xuống cấp trầm trọng.

Kể lại kỉ niệm về một cuộc thi hoa hậu khi ban giám khảo có hỏi vì sao tham gia cuộc thi, Luật sư Hà Trọng Đại cho hay, cô thí sinh đó trả lời rằng em muốn có thật nhiều tiền và giành được vương miện mới có tiền. Ban giám khảo lại hỏi tiếp, khi đạt danh hiệu rồi, em kiếm tiền bằng cách nào, cô gái đó trả lời là bằng việc tham gia quảng cáo, người mẫu… để có rất nhiều tiền. Trong khi, lẽ ra trước tiên các người đẹp phải đại diện cho danh hiệu ấy để thực hiện nghĩa vụ, thiên chức mà họ vừa đạt được.

Ngay từ lúc tham gia cuộc thi, nhiều người đẹp đã không đặt vấn đề đạo đức.

“Tất nhiên không phải hoàn toàn các người đẹp đều thế. Đâu đó vẫn còn một vài người đẹp có lối sống lành mạnh, giữ gìn hình ảnh, thiên chức. Tuy nhiên số này là ít và hiếm”- Luật sư Hà Trọng Đại đánh giá.

Tăng mức xử phạt hành chính, thậm chí là áp dụng hình sự với người đẹp vi phạm

Hiện nay, có những cuộc thi hoa hậu được kiểm soát chặt chẽ nhưng nhiều cuộc thi người đẹp, hoa khôi do các địa phương tổ chức đang có hiện tượng tràn lan. Điều đó gây tác hại lớn: công chúng có cái nhìn chung chung về các danh hiệu sắc đẹp. Á hậu ở một cuộc thi quốc gia cũng là á hậu và á hậu trong cuộc thi không phép cũng là á hậu.

Một năm tại Việt Nam vốn đã có nhiều cuộc thi. Mỗi cuộc thi lại có hàng chục danh hiệu được trao tặng. “Nếu tính ra một năm thì hàng trăm cô gái có những danh hiệu đó và hiệu quả hay những tác động tích cực của các người đẹp mang đến cho xã hội thì chưa thấy nhiều”- Luật sư Hà Trọng Đại nêu.

Đã vậy, sau nhiều cuộc thi, Ban tổ chức dường như coi là thực hiện xong nhiệm vụ. Việc giám sát các người đẹp đạt danh hiệu xem họ có thực hiện đúng thiên chức, nghĩa vụ hay không bị buông lỏng.

“Khi đạt được danh hiệu, người đẹp thường có một người đại diện hoặc một đơn vị tư nhân đứng ra quản lý nên không có sự giám sát chặt chẽ và đây cũng là một trong những lỗ hổng mà sau này, các người đẹp đã làm ảnh hưởng tới cuộc thi, hình ảnh của chính cuộc thi đó”- Luật sư Hà Trọng Đại phân tích.

Cũng theo vị luật sư này, chưa có một chế tài quy định việc người đẹp vi phạm quy chế thì chúng ta chưa có chế tài xử lý hành chính rõ ràng, thậm chí là xử lý hình sự.

“Khi một người đẹp vi phạm, việc xử phạt là thu lại danh hiệu, bao nhiêu công sức tài chính tổ chức cuộc thi ấy, ai là người bồi thường? Rồi mặc dù thu lại danh hiệu nhưng người đẹp vẫn xưng danh mà không ai giám sát cả”- Luật sư Hà Trọng Đại nêu.

Với mức xử phạt cao nhất cho hành vi bán dâm là 300.000 đồng rồi sau đó được thả, theo Luật sư Hà Trọng Đại mức đó là rất thấp, không đủ sức răn đe.

Theo vị Luật sư này, không chỉ đề xuất tăng mức xử phạt hàng trăm, hàng ngàn lần. Thậm chí, các người đẹp phải bồi thường lại cuộc thi nếu vi phạm, nếu vi phạm thì phải bồi thường. Không bồi thường được sẽ xử lý hình sự. Việc này phải làm ngay từ đầu khi từ bước đăng ký, người đẹp phải ý thức được trách nhiệm của mình.

Tận thu về mặt kinh tế

“Các công ty tổ chức cuộc thi sắc đẹp hay quản lý người đẹp, họ là đơn vị kinh doanh, người đẹp là khách hàng. Tất cả mọi việc vì lợi ích kinh tế nên công ty đó quản lý lỏng lẻo. Mục đích làm sao tham gia nhiều show, chương trình, người ta tận thu về mặt kinh tế. Mục đích thành lập công ty là kinh doanh, quảng cáo, đóng phim, thậm chí chả được đào tạo gì về diễn viên nhưng có danh hiệu là sẵn sàng tiếp cận các đơn vị khác để đưa người đẹp vào đóng phim, với mức thù lao cao”- Luật sư Hà Trọng Đại nói.

Thái Tùng

NỔI BẬT TRANG CHỦ