• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Áp lực của Mỹ lên công nghệ Trung Quốc: Brazil "đứng giữa ngã ba" cho các lựa chọn

Thế giới 15/08/2020 09:31

(Tổ Quốc) - Theo trang SCMP, Brazil đang đứng trước các mâu thuẫn đưa ra lựa chọn về việc đi theo lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei hay không.

Tờ báo này đưa ra nhận định rằng, nhiều người dân Brazil vẫn đặt ưu tiên đưa ra lựa chọn đối với công nghệ Trung Quốc. Cho dù Huawei không tham gia mạng 5G tại Brazil thì các ứng dụng phổ biến nhưng TikTok vẫn được lựa chọn tại nước này bởi vì dễ sử dụng và giá rẻ.

Áp lực của Mỹ lên công nghệ Trung Quốc: Brazil "đứng giữa ngã ba" cho các lựa chọn - Ảnh 1.

Arh minh họa

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động chiến dịch gây áp lực tối đa lên gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc thì Brazil dường như thấy mình đang đứng trước một cuộc chiến giữa luồng ý kiến giữa việc ngừng hay tiếp tục.

Cả Mỹ và Brazil – hai quốc gia lớn nhất tại châu Mỹ tính theo dân số và tăng trưởng GDP dường như có các chính sách khác biệt rõ rệt đối với công nghệ Trung Quốc.

Vào ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành hai sắc lệnh hành pháp cấm TikTok và WeChat – hai ứng dụng thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc là ByteDance và Tencent.

Chỉ một tuần trước đó, Đại sứ Mỹ tại Brazil – ông Todd Chapman đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin địa phương O Globo rằng một số quốc gia sẽ phải chịu hậu quả nếu tiếp tục cho Huawei tham gia mạng 5G.

Lời cảnh báo của ông Chapman đã nhanh chóng bị bác bỏ. Vào ngày 3/8, Phó Tổng thống Brazil Hamilton Mourao cho biết Huawei sẽ không bị cấm tham gia đấu thầu mạng 5G của Brazil dự kiến vào năm 2021.

"Huawei có khả năng vượt trội các đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi cũng chưa từng thấy các công ty Mỹ nào có khả năng đánh bại các đối thủ cạnh tranh quốc tế", ông Mourao nói trong hội nghị truyền hình với các phóng viên nước ngoài tại Sao Paulo.

Đây là tuyên bố mới nhất trong số các tuyên bố của Phó Tổng thống Brazil Hamilton Mourao nhằm bảo vệ sự hiện diện của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc ở Brazil – quốc gia mà Huawei đã xây dựng hơn 1/3 mạng 4G khắp nước. Là một vị tướng về hưu, mối quan hệ của Phó Tổng thống Brazil Hamilton Mourao với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bắt nguồn từ những năm 1970. Vào tháng Sáu, tờ Folha de São Paulo dẫn báo cáo rằng Ngoại trưởng Brazil Ernesto Araujo đã nói với ông Bolsonaro rằng Huawei nên cấm tham gia đấu thầu mạng 5G.

Giới phân tích nói rằng, có sự phân biệt trong quan điểm của chính phủ Brazil đối với các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei.

Ông Felipe Zmoginski, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Inoavasia tại Sao Paulo cho biết, Mỹ đã cảnh báo Brazil về một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia liên quan đến Huawei.

Theo trang SCMP, Mỹ bắt đầu hạn chế mua công nghệ Huawei vào năm 2018, tuy nhiên các quốc gia khác gần đây cũng đã làm theo điều này, ban hành hoặc đề xuất cấm công nghệ Trung Quốc khi xem đây là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Vào tháng Bảy, Anh tuyên bố cấm Huawei sử dụng mạng 5G trong khi Ấn Độ cấm 59 ứng dụng Trung Quốc sau các căng thẳng mâu thuẫn biên giới trong tháng Sáu khiến ít nhất 20 binh lonhs Ấn Độ tử vong. Tại Nhật Bản, các nghị sĩ từ đảng cầm quyền cũng thúc đẩy việc cấm sử dụng ứng dụng TikTok.

TikTok dự kiến sẽ đối mặt với sự gián đoạn ở Mỹ vì sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump có thể ngăn các kho ứng dụng trực tuyến của Mỹ cung cấp ứng dụng này – hiện được khoảng 100 triệu người Mỹ sử dụng.

"Sau lệnh Ấn Độ cấm TikTok, Mỹ cũng đang có xu hướng tiến đến một bước tương tự, vì vậy một khi đánh mất hai thị trường lớn hơn của mình, điều đó đồng nghĩa với sự sụt giảm lợi nhuận kinh doanh. Công ty này cũng có thể mất thêm nhân viên từ các quốc gia khác do các quyết định cắt giảm chi phí, Jitin Jain, Giám đốc điều hành Infosec Consortium Ấn Độ - nơi quy tụ một nhóm các chuyên gia và nhà nghiên cứu về an ninh mạng hàng đầu của Ấn Độ, cho biết.

Trong khi đó, TikTok hiện đang là ứng dụng phổ biến hơn so với các ứng dụng khác là WhatsApp và Facebook tại Brazil. Tính trong tháng Một và tháng Bảy, ứng dụng này giữ vị trí đầu tiên sau đó đến hai ứng dụng là WhatsApp và Facebook khi thống kê số người tải về dụng lần lượt là 38 triệu lượt và 33.7 triệu lượt.

Số lượng thống kê tại Brazil cũng vượt xa các quốc gia khác tại Mỹ Latin. Dữ liệu cho biết, TikTok có tới 122.4 lượt tải tại Brazil tăng gần gấp đôi so với Mexico ( chiếm khoảng 62.9 lượt tải).

Ông Zmoginski nói rằng nhu cầu ngày càng tăng cũng áp dụng cho các khu vực khác, đánh dấu sự thúc đẩy hợp tác của Brazil với Trung Quốc trong nỗ lực giải quyết các thách thức cấp bách.

Đầu tháng 7, những suy đoán về việc ByteDance xem xét điều chỉnh cấu trúc công ty TikTok và biến nó thành một đơn vị riêng lẻ có trụ sở chính thức mới cách xa Bắc Kinh cũng đã xuất hiện. Hiện tại, gã khổng lồ phần mềm Microsoft có trụ sở tại Mỹ đang cân nhắc mua lại các hoạt động toàn cầu của TikTok.

Chuyên gia tư vấn công nghệ cũng đã chỉ ra rằng bang Sao Paulo từng tham gia các thử nghiệm vaccine Covid-19 do công ty sinh học Sinovac của Trung Quốc sản xuất mặc dù chính phủ liên bang ưu tiên loại vaccine do Đại học Oxford và công ty AstraZeneca do Anh và Thụy Điển phát triển.

"Bất chấp tầm quan trọng của chính phủ liên bang, các thống đốc các bang của Brazil đã có những chính sách khác và những gì họ muốn phải thực hiện nhiều áp lực", ông nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ