• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Asian Neikei: Những hành động đẹp các quốc gia Đông Nam Á đã làm trong Covid-19?

Thế giới 09/04/2020 11:08

(Tổ Quốc) - Theo tờ Asian Neikei, chính phủ của các quốc gia Đông Nam Á luôn có các hỗ trợ giúp người dân gặp rủi ro vì Covid-19.

Trong bối cảnh ảnh hưởng của Covid-19 khiến nền kinh tế đứng yên thì các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục có các hành động hỗ trợ những người gặp rủi ro, bao gồm nhóm đối tượng thất nghiệp và khó khăn tài chính.

Asian Neikei: Những hành động đẹp các quốc gia Đông Nam Á đã làm trong Covid-19?  - Ảnh 1.

Gian hàng tại Băng Cốc, Thái Lan. Ảnh: Reuters

Theo Asian Neikei, nội các của Thái Lan đã phê duyệt hỗ trợ hàng tháng khoảng 153 đôla cho 9 triệu người lao động không chính thức, kéo dài trong 6 tháng. Chính phủ nước này đầu tiên đã có kế hoạch trong 3 tháng cho 3 triệu người nhưng sau đó là mở rộng phạm vi vì số người nộp đơn xin lĩnh trợ cấp gia tăng. Chương trình này có giá trị lên tới 8.25 tỷ đôla.

Rất nhiều các doanh nghiệp từ tiệm massage đến các quầy hàng lưu niệm đã buộc phải đóng cửa từ khi Thái Lan tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng Ba. Hầu hết những người mất việc làm là những người lao động làm việc không chính thức, chẳng hạn như thiếu hợp đồng lao động, thiếu quyền lợi, bảo hộ xã hội và không được điểm danh trong các số liệu thống kê chính thức.

"Khoảng 1.3 tỷ người dân làm việc trong các ngành không chính thức tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương", báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế năm 2018 cho biết.

Mặc dù những đối tượng này chỉ chiếm phần nhỏ trong lực lượng lao động tại các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore nhưng lại chiếm phần đông ở Thái Lan. Tính toàn bộ, 68% lao động khu vực châu Á-Thái Bình Dương thuộc nhóm ngành không chính thức. Các lo ngại gia tăng khi đại dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến những đối tượng này.

Trong khi đó, theo Asian Neikei, Philippines đang hỗ trợ khoảng 158 đôla trong một tháng cho khoảng 1.8 triệu hộ dân có thu nhập thấp. Chương trình hỗ trợ này kéo dài trong vòng 2 tháng. Những người lao động theo ngày và nhóm lao động không chính thức bày tỏ nhiều lo lắng vì lệnh phong tỏa ở Luzon, hòn đảo của Manila.

Indonesia cũng triển khai chương trình đào tạo việc làm cho giới trẻ từ tháng Tám nhằm mục đích giữ lại nhiều lao động trẻ cho nền kinh tế nước này. Indonesia cũng quyết định chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong tháng trước, vì vậy những người thu nhập thấp có thể có chế độ chăm sóc y tế tốt nhất trong dịch bệnh.

Tại Ấn Độ, chính phủ hỗ trợ 5kg gạo hoặc lúa mì mỗi tháng cho 800 triệu người có thu nhập thấp trong vòng 3 tháng.Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ áp dụng đối với người dân nước này mà không phải những công nhân nhập cư đến từ nước ngoài. Trên 3 triệu người lao động từ Myanmar, Cambodia và nhiều nơi khác làm việc ở Thái Lan. Các lệnh cấm đi lại nhằm kiểm soát mức độ lây lan của đại dịch đã ngăn cản những người dân trở về nhà.

Cuối tháng Ba, Ngân hàng thế giới đã cảnh báo rằng đại dịch có thể khiến 11 triệu người dân rơi vào đói nghèo tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

"Các tin tốt cho thấy các quốc gia này đang có hành động nhanh chóng và áp dụng quy mô để kiểm soát dịch bệnh", ông Victoria Kwakwa- phó Chủ tịch Đông Á và Thái Bình Dương tại World Bank cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ