(Tổ Quốc)- Huyện Lũng Nọi mới tái lập được một năm. Tất cả các cơ quan trong huyện tập chung ở thung lũng ven sông, trước kia vốn là cái chợ liên xã. Tất cả còn tạm bợ.
Huyện Lũng Nọi mới tái lập được một năm. Tất cả các cơ quan trong huyện tập chung ở thung lũng ven sông, trước kia vốn là cái chợ liên xã. Tất cả còn tạm bợ. Bệnh viện huyện đứng chân trên gò cao, cuối thung lũng, lưng tựa vào núi, mặt quay ra đường. Bệnh viện có đủ các khoa nhưng lại rất ít bệnh nhân. Chẳng phải dân trong huyện ít bệnh tật mà do trang thiết bị y tế của bệnh viện quá nghèo nàn, những bệnh nhân nặng đều phải đi điều trị ở bệnh viện tỉnh. Người mắc bệnh nhẹ chỉ đến khám lấy thuốc, hoặc điều trị ngoại trú. Ít bệnh nhân nên các thầy thuốc ở đây cũng khá nhàn.
Ngồi một mình ở buồng trực thỉnh thoảng y sĩ Hạ lại giở bức thư của Hùng ra đọc. Nét chữ nghiêng đều tăm tắp như hút hồn Hạ. Hạ đọc thuốc từng chữ nhưng mỗi lần đọc lại đều đem đến cho hạ niềm cảm xúc mới lạ. Hạ thấy lòng mình thốn thức, xốn xang. Trong thư Hùng hẹn sẽ đón Hạ đi thăm quan hồ Ba Bể, xuôi thuyền trên sông Năng, thời gian do hạ quyết định. Hạ chỉ biết hồ Ba Bể qua sách báo, phim ảnh chứ chưa được đặt chân đến đấy bao giờ. Muốn đi lắm nhưng hiềm một nỗi Hạ thật khó nói. Mà nói ra chắc gì Hùng đã thông cảm.
Hùng là cảnh sát hình sự, một lần bắt bọn cướp đường nên bị thương phải vào cấp cứu tại bệnh viện huyện. Hạ quen Hùng từ đấy. Rồi họ yêu nhau. Với cả hai đây là mối tình đầu. Hùng có nước da trắng như con gái nên đơn vị giao cho Hùng phá vụ án. Theo nguồn tin do quần chúng cung cấp, bọn cướp đường thường chặn người đi lại để cướp tiền và hàng hóa. Nạn nhân thường là phụ nữ. Nghiên cứu kỹ đặc điểm hoạt động của toán cướp, Hùng đã cải trang thành con gái để bọn chúng. Toán cướp mắc bẫy. cả bọn bị bắt gọn. Hùng bị một tên cướp hung hãn đâm trúng bả vai. Vết thương không hiểm nhưng do mất máu nhiều, sau khi được đồng đội đưa đến bệnh viện thì Hùng đang trong tình trạng nguy kịch. Hùng rất cần được tiếp máu. Có máu Hùng sẽ được cứu sống. Cảm phục trước gương chiến đấu dũng cảm của Hùng, Hạ đã tự nguyện hiến máu cho Hùng. Rất may hạ và Hùng đều cùng nhóm máu. Nhờ dòng máu của hạ mà Hùng đầ tỉnh lại. Hạ chăm sóc Hùng tận tụy không chỉ là lương tâm người thày thuốc mà còn cả lòng ngưỡng mộ. Rồi tình yêu đến với họ lúc nào không hay. Tình ueey của họ được cả hai cơ quan nhiệt tình ủng hộ. Lẽ ra Hạ đã thành vợ của Hùng nếu gia đình Hạ không có chuyện buồn. Do vậy lễ cưới của họ đành gác lại. Vì yêu và tin hạ nên Hùng không căn vặn gì nhiều. Chuyện buồn mới ập đến nhà Hạ, Hùng chưa hay biết, vả lại Hạ cũng không muốn cho Hùng biết vào lúc này. Hạ còn le lói niềm hy vọng, biết đâu thời gian ngắn axgia đình Hạ sẽ trở lại bình yên như xưa. Và khi đó, Hạ sẽ thanh thản đi lấy chồng.
- Nghĩ gì mà thần người ra thế? Tiếng của người đến nhận bàn giao vang lên bên tai làm Hạ bừng tỉnh. Ôi! Đã hết giờ nhanh thế. Hạ vội bàn giao lại sổ sách rồi vội vã ra khỏi phòng. Hạ còn phải đi chợ. Thức ăn ở nhà đã hết. Trước đây hạ chẳng vội như thế làm gì. Đi làm về hạ chỉ việc ngồi vào mâm, nhưng từ ngày chị Rìn bỏ đi hạ không còn được thảnh thơi nữa. Hạ vừa mới ra khỏi cổng bệnh viện thì gặp một phụ nữ tuổi chừng bốn mươi, nón úp trước bụng, rút rè lên tiếng:
- Cô ơi! Cho tôi hỏi!
Hạ dừng lại. Người phụ nữ tỏ vẻ ngập ngừng, lúng túng. Hạ chủ động hỏi :
- Chị đến khám hay thăm bệnh nhân?
- Dạ! Tôi đến khám bệnh! Người phụ nữ rụt rè thưa.
- Thề à! Mời chị đến phòng trực để liên hệ! Hạ chỉ chỉ tay vào căn phòng nằm cuối dãy nhà rồi vội vã nhảy lên xe. Hạ đạp xe ra chợ. Chợ chiều họp ở ven đường. Vài hàng rau xanh. Một bàn thịt lợn. Trời sắp tối, chẳng kịp mặc cả, hạ mua thêm mớ rau rồi vội vã đạp xe về nhà. Nhà Hạ cách chợ khoảng năm cây số, nếu đường thẳng chẳng tốn mấy thời gian, đằng này phải vượt qua con đèo nhỏ, đường dốc quanh co nhiều đoạn phải dắt xe, nên Hạ vội. Giá như còn chị Rìn… Hạ vừa đi vừa nghĩ.
Rìn là vợ của Pao- Anh trai Hạ. Rìn về làm chị dâu của Hạ từ khi Hạ còn là học sinh phổ thông. Anh Pao và chị Rìn chưa kịp có con với nhau thì anh Pao đi bộ đội. Anh đi biền biệt, bố mẹ già nên mọi việc trong nhà, ngoài bản đều đặt lên đôi vai của chị Rìn. Hạ đi học xa không giúp gì được chị. Chị sống trong chờ đợi, phấp phỏng âu lo. Những khi nhận được thư anh Pao, chị mừng như đứa trẻ được quà. Nhưng rồi chiến tranh ngày một ác liệt, thư anh Pao vắng dần. Nỗi buồn hiện lên trong từng nếp nhăn đuôi mắt chị. Cùng giới với nhau, Hạ thấu hiểu nỗi lòng của chị dâu. Ngày đêm Hạ mong cho chiến tranh mau kết thúc, anh pao trở về lành lặn, bù đắp cho những ngày tháng trống vắng của chị Rìn.
Thế rồi chiến tranh cũng kết thúc. Lúc này Hạ đã học học trung cấp y và đã đi làm. Anh Pao vẫn chưa thấy về. Ngày ngày chị Rìn vẫn ra suối một mình, lên nương cùng với bóng. Hạ thương chị lắm. Ngày đến bệnh viện, đêm về hai chị em lại ngủ chung giường thì thầm câu chuyện. Hạ nói với chị toàn chuyện vui mong chị vơi đi phần nào nỗi sầu đang chất chứa trong lòng. Thêm hai lần hoa đào nở vẫn không thấy bóng anh Pao đâu. Trong khi mọi hy vọng gần như đã tắt thì nhận được tin anh pao đang điều dưỡng tại trại thương binh nặng, hai chị em ôm nhau khóc. Vui chật nhà. Vui lan sang mọi người trong bản. Người già , người lớn trong bản đều khui rượu hạ thổ ba năm ra uống. Họ chạm chén và nói câu đầu lưỡi “ Uống mừng anh Pao còn sống”.
Chị Rìn bán vội đôi lợn trong chuồng lấy tiền đi thăm chồng. Hạ đi cùng chị dâu. Vợ và em gái đến thăm, anh Pao mừng lắm nhưng anh chỉ nói được chứ không nhìn được. Đôi mắt của anh đã bị mù, mặt đầy sẹo. Anh bị thương do bom Na pan. Rìn ôm lấy chồng khóc nức nở. Sau đó chị quyết định gặp ban giáp đốc trại thương binh xin được đưa anh Pao về nhà chăm sóc. Được sống gần chồng sau bao năm xa cách Rìn như trẻ ra. Đôi môi lúc nào cũng hé nở nụ cười. Cả bản, cả họ đều mừng cho hai người đoàn tụ.
Thời gian sau, cái vui bỗng dưng biến mất, cái buồn lại bay về đậu nơi góc mắt nhăn nheo của Rìn. Nét ủ rũ như cây mùa đông. Nhiều người trong bản không biết, nhưng Hạ biết căn nguyên nỗi buồn của chị dâu. Đọc bệnh án của Pao, Hạ biết chiến tranh, thương tật đã cướp đi khả năng làm chồng, làm cha của anh Pao. Hạ có ý định tìm cho anh chị đứa con nuôi. Hạ làm ở bệnh viện việc tìm một đứa trẻ có hoàn cảnh éo le với Hạ không khó lắm. Hạ chưa kịp bàn với anh trai và chị dâu thì mùa xuân vụt đến. Trong một ngày ấm áp nắng xuân ở con đèo trước bản bỗng có tiếng lượn cất lên. Giọng nam giới trầm vang. Người hát lượn chắc vô tình nhưng câu lượn thì hữu tình. Tiếng lượn mượt mà trầm bổng lan tỏa trong không gian rồi bay đến đậu bên tai Rìn. Trong lúc Rìn đang rang gạo thóc nếp làm bánh “thúc théc” thì tiếng lượn như hút hồn Rìn. Rìn lơ đãng mặc cho nở xòe trắng tựa bông hoa mận bung ra khỏi miệng chảo, Rìn bước ra khỏi nhà cất tiếng lượn đáp lại. Thời trẻ Rìn có giọng hát lượn nổi tiếng khắp vùng. Từ ngày lấy chồng Rìn thôi không hát nữa. Xuân này không hiểu sao tiếng lượn của người đàn ông lạ cất lên từ con đèo trước bản vọng tới lại có sức mạnh cuốn hút Rìn đến vậy. Nó đánh thức thời con gái đã từ lâu nằm im trong quá khứ đời Rìn. Nó rủ rê và mời gọi. Một nỗi khát vọng mơ hồ cuốn hút bước chân của Rìn. Rìn rời nhà rồi mạnh bạo bước chân về nơi có tiếng lượn…
Hết tháng Tết không thấy Rìn về.
Anh Pao ngày ngày ngồi trước cửa chờ Rìn.
Trời đã nhá nhem. Tuy vậy Hạ vẫn nhận ra người phụ nữ đang đi ngược chiều với mình. Nón úp trước ngực. Bước lững thững. Hạ đã đạp xe qua một đoạn nhưng nghĩ thế nào lại đạp quay trở lại. Hạ dừng xe ngang người phụ nữ.
- Chị ơi! Trời sắp tối rồi! Chị định đi đâu? Hạ hỏi.
- Tôi cũng chẳng biết đi đâu nữa! Ở đây tôi không có người quen! Người phụ nữ tỏ ra ngạc nhiên và vui mừng khi nhận ra Hà.- Ồ! Tôi lại được gặp thầy thuốc rồi. Người phụ nữ thốt lên.
- Xin lỗi chị tên gì vây? Chị không nhập được viện ư? Hà vội hỏi.
- Tôi tên là Ngần! Lúc nãy cô bác sĩ ở phòng trực nói rằng cán bộ khoa sản vừa đi cơ sở làm kế hoạch hóa gia đình cả rồi. Đành phải đợi thôi cô ạ!
- Em tên là Hạ. Nếu không ngại, em mời chị đến nghỉ ở nhà em. Hạ mời chân thành.
- Ôi! Em tốt quá. Chị cảm ơn em. Ngần xúc động.
- Nào! Chị ngồi lên xe. Em đèo chị. Hạ nói nhanh.
Năm nay Ngần đã quá tuổi bốn mươi. Bạn bè cùng trang lứa đều lập gia đình, có người đã lên chức bà nội, bà ngoại, riêng Ngần vẫn một mình lẻ bóng. Một mình chịu cái nắng mùa hạ. Một mình hứng cái rét mùa đông. Cười không ai biết. Khóc chẳng ai hay.
Tốt nghiệp trường trung cấp khí tượng thủy văn, Ngần được phân công về một trạm khí tượng ở một miền rừng núi heo hút. Nơi ấy tiếng chim hót nhiều hơn tiếng nói con người.
Trạm có cả thẩy ba nhân viên, hai người nhà ở gần, một mình ngần ở xa nên phải ăn ngủ tại trạm. Mới đầu Ngần sợ lắm. Buổi tối, cơm nước xong ngần cài chặt cửa thắp đèn ôm gối đến sáng không dám chợp mắt. Ngày quấ đi. Đêm qua đi. Mọi thứ ở nơi heo hút này dần trở nên quen thuộc, Ngần không còn sợ nữa. Cứ mải mê công việc, tuổi xuân của Ngần vụt qua lúc nào chẳng hay.
Một đêm đang say giấc, Ngần choàng tỉnh bởi tiếng súng nổ rất gần trạm khí tượng. Đã quen với tiếng súng nổ bất thường về đêm như thế trong mùa săn thú, Ngần lại vùi chăn ngủ tiếp.
Lần thứ hai ngần thức giấc. Lần này không phải tiếng súng mà là tiếng người đang rên người hiên nhà. Đoán có ai đó đang cần đến mình, Ngần thắp đèn, mở cửa. Quả nhiên ở ngoài cửa có một người đàn ông mình bê bết máu đang rên rỉ vì đau. Không chút ngại ngần, sợ hãi, Ngần bế anh ta vào nhà rồi đun nước ấm rửa và băng bó vết thương. Sau khi đỡ đau anh ta mới kể rõ nguồn cơn. Anh ta tên là Sằn, nhà cách trạm khí tượng hai ngọn núi. Sằn là thợ săn. Tiếng súng nổ trong đêm là của Sằn. Sằn bắn trúng con gấu nhưng không làm nó chết hẳn. Sằn bước vào gần bị nó dùng chút sức lực còn lại quật lại làm Sằn trọng thương. Sằn cố bò lết đến trạm khí tượng của Ngần thì kiệt sức.
Sau lần hút chết đó, Sằn phải nằm nhà dưỡng thươpng suốt cả mùa săn. Vết thương lành để lại trên bả vai và trên mặt Sằn nhiều vết sẹo sần sùi. Suýt bỏ mạng vì nghề săn nhưng Sằn khồng hề sợ mà vẫn mải mê với nghề săn bắn. Mùa săn sau, anh lại đeo đèn vào trán cùng khẩu súng kíp bên người hăm hở đi vào rừng.
Sau cái lần bị gấu cào, để an toàn hơn, Sằn không dám nổ súng vào những con thú to nữa. Việc phân biệt con thú to hay nhỏ với những thợ san lâu năm như sằn không khó lắm. Ban đêm mắt con thú ăn đèn ánh lên mầu đỏ. Nếu là con trâu hoặc cìn bò thì chúng ánh lên mầu xanh. Khoảng cách giữa hai con mắt xa thì thú to, ngược lại thì thú nhỏ. Những lúc săn được thú Sằn hay tạt vào trạm khí tượng biếu Ngần khi thì con cầy hương, cáo quả, lúc thì vài chú chồn, chú sóc. Mới đầu còn ngần ngại nhưng thấy Sằn hiền lành, thật thà, dần dà Ngần thấy mến anh chàng thợ săn tốt bụng. Một lần Sằn nhìn thật lâu vào đôi mắt Ngần rồi nói:
- Ngần à! Miệng tôi không biết nói lời ngọt của mía đâu. Chỉ nói thật những điều mình nghĩ thôi! Ngần ơi! Tôi yêu Ngần mất rồi!
- Không được đâu! Anh Sằn hãy chôn nó dưới gốc cây trong rừng đi. Đừng để ai nghe thấy. Bởi Sằn đã có vợ con rồi mà! Lần đầu tiên trong đời được người đàn ông tỏ tình, mặt Ngần cứ đỏ lựng như gấc chín.
- Sao lại không! Cất hình ảnh của ngần ở trong tim. Tôi hứa không làm điều ác với vợ con đâu. Đi săn được con thú tôi chia cho Ngần một nửa còn một nửa đem về nhà cho vợ con. Tôi vẫn đắp chăn chung với vợ. Bàn chân tôi và bàn chân vợ vẫn chung một lối lên nương. Ngần thấy như thế có dược không?
- Sằn về hỏi vợ Sằn xem có đồng ý cho Sằn cất giữ hình ảnh tôi trong tim không? Ngần nói vui.
- Không cần hỏi cô ấy đâu. Tôi chỉ hỏi ngần thôi. Sằn bạo dạn cầm lấy tay ngần rồi ôm choàng ngần trong vòng tay cứng cáp mình. Ngần lặng im, hổn hển trong vòng tay xiết chặt của Sằn.
Từ lần ấy cái mùi mồ hôi quyện mùi diêm sinh khen khét của Sằn cứ quẩn quanh vương vất bên Ngần. Ngần nhận lời yêu Sằn. Thời gian sau Ngần mang thai.
Ngần không muốn sinh con trong hoàn cảnh như thế này. Tai tiếng lắm. Ngần giấu Sằn, giấu mọi người trong cơ quan bí mật đi phá thai. Thật không may cho Ngần, bác sĩ khoa sản đi vắng nên Ngần phải chờ đợi ít hôm. Đất khách quê người Ngần chưa biết bấu víu vào đâu thì gặp Hạ.
Hạ và Ngần về đến nhà vừa lúc trời sập tối. Anh Pao ngồi như pho tượng trên chiếc ghế tựa đặt cạnh cửa ra vào. Nghe tiếng chân Hạ và thêm bước chân nữa, anh Pao vội hỏi Hạ:
- Chị Rìn về rồi hả em?
- Không phải đâu! Có lẽ bàn chân của chị Rìn quên đường về bản rồi. Đây là chị ngần, bệnh nhân của em! Rồi Hạ nói với Ngần:
- Giới thiệu với chị Ngần, anh Pao là anh trai của em!
- Chào anh! Ngần cất tiếng.
- Mời cô vào nhà! Hôm nay được cô đến làm khách, tôi thấy vui lắm! Anh vừa cười vừa nói. Anh pao vui. Hạ cũng vui. Nhất là Ngần, trong không khí vui vẻ đầm ấm như thế này trong lòng vợi phần nào mặc cảm của người ăn nhờ, ở nhờ.
Sáng hôm sau, Hạ đi làm sớm. Anh Pao ngồi dưới gốc cây nhẵn trước nhà chẻ lạt. Không còn mắt nên bàn tay trở thành con mắt của anh. Anh Pao đan dậu, đan cót phơi thóc. Anh Pao đan chắc chắn và đẹp. Đan xong, không phải đem ra chợ bán, khách đến mua tận nhà. Những khách đặt hàng trước nhiều khi đan không kịp, anh Pao phải khất. như mọi hôm, hễ cầm vào sợi lạt là anh liền chăm chú vào công việc, thỉnh thoảng húng hắng ho.
Ngần chẳng có việc gì làm cảm giác như tay chân bị thừa ra. Ngần cầm chổi quét tước nhà cửa mặc dù trước khi đi làm Hạ đã quét sạch sẽ. nhìn thấy những tấm huân chương của anh Pao treo trên tường có cái bị nhện giăng, Ngần cẩn thận dỡ xuống lau chùi bụi bậm. Ngần làm công việc này đầy sự tôn kính. Đêm qua nghe Hạ kể về cuộc đời anh Pao, trong lòng Ngần dậy lên nỗi thương cảm. Ngần thầm mong một ngày kia, chị Rìn nghĩ lại và quay về với anh.
Buổi trưa, Hạ không về. Bữa cơm chỉ có anh Pao và Ngần. Ngần xới cơm và gắp thức ăn cho anh Pao. Trong bữa ăn hai người ít nói chuyện với nhau. Bữa cơm qua nhanh. Mồm còn ngậm tăm, anh Pao đã ra gốc nhẵn vót nan, chẻ lạt. Đang giữa hè trời nóng hầm hập, từng giọt mồ hôi to như hột ngô bám đầy mặt anh Pao. Không có thói quen ngủ trưa, nhưng ở đây chẳng biết làm gì, Ngần đành phải lên giường duỗi lưng. Thường thì giờ này ở trạm khí tượng Ngần đang cắm cúi đo nắng. Đo nắng, đo mây là công việc thường nhật của Ngần hơn mươi năm nay. Ngần nhớ nắng. thèm được nhìn ánh nắng. Ngần nhỏm dậy nhìn ra ngoài sân. Trong ánh nắng chói chang, ngần thấy một con rắn hổ mang to bằng cổ tay người lớn đang bò tới chỗ anh Pao, chỉ khoảng hơn sải tay nữa thôi là nó có thể vươn cổ mổ vào người anh. Ngần vội nhảy bổ ra khỏi nhà, tay cầm theo cái chổi. Vừa đi ngần vừa kêu to: Rắn! Anh Pao ơi! Con rắn!
Ngần chạy về phía con rắn hổ mang đen trũi ngóc đầu đang trong tư thế tấn công anh Pao. Anh Pao không nhìn thấy gì nên không biết con rắn tấn công mình từ phía nào đành ngồi im, phó mặc cho sự may rủi.
Ngần giơ cao cái chổi rồi phang mạnh vào con rắn. Đáng lẽ đánh rắn phải đánh vào đầu hoặc vào giữa thân của nó. Đàng này do cuống và thiếu kinh nghiệm Ngần phang cán chổi vào đuôi của con rắn. Giật mình nó liền bỏ anh Pao lập tức quay đầu lao vào vào Ngần. Ngần hoảng hốt, co cẳng chạy. Con rắn quật đuôi đuổi theo Ngần.
- Anh Pao ơi! Cứu em với! Ngần gọi trọng trạng thái hốt hoảng.
- Ngần đừng chạy thẳng! Chạy rắn phải chạy vòng tròn! Con rắn trường vòng bao giờ cũng chậm hơn trường thăng! Anh Pao hét to.
Nghe lời anh Pao, ngần chạy vòng tròn quanh sân. Khoảng cách giữa ngần và con rắn mỗi lúc một xa. Để hỗ trợ cho ngần, anh Pao cầm một bó lạt quật vào không gian phát ra tiếng kêu “Vút vút”. Loài rắn vốn rất sợ âm thanh sắc nhọn như thế. Đuổi theo ngần được mấy vòng con rắn liền bỏ cuộc. Nó trườn nhanh vào bụi tre gần đó. Thoát nạn, ngần ngồi phịch xuống sân thở dốc. Đột nhiên ngần thấy tối sầm mặt trong người đau dữ dội.
- Anh Pao ơi! Cứu em! Giọng ngần chới với.
Do chạy quá sức và hốt hoảng, Ngần đã bị động thai. Nghe ngần kêu rên đau đớn, cứ ngỡ ngần bị rắn cắn, anh Pao hô hoán lên, cả bán liền xúm đến. Họ vội khênh Ngần đi bệnh viện huyện cấp cứu. Anh Pao muốn đi theo nhưng vì đường khá xa, mắt lại chẳng nhìn thấy gì nên đành ngồi nhà theo lời khuyên của bà con làng xóm. Suốt cả ngày, trong lòng anh thấp thỏm ngóng tin. “Tin lành hãy đến. Tin dữ đuổi xa”. Anh cứ thầm thì niệm mãi trong đầu như một câu thần chú. Anh tin rằng nó sẽ linh nghiệm giúp cho Ngần qua cơn nguy kịch.
Chiều tối lũ gà gọi nhau lên chuồng thì anh Pao nghe tiếng chân quen thuộc của Hạ ngoài sân. Lạ sao từ ngày bị thương hỏng mắt, anh Pao nghe bước chân và giọng nói có thể đoán được tâm trạng người khác. Lúc nãy nghe bước chân của em gái qua sân nhẹ và thanh thoát anh Pao thấy Hạ không có gì lo lắng, phiền não trong lòng. Anh đoán Ngần đã qua được cơn nguy hiểm. Tuy vậy anh vẫn hỏi Hạ:
- Chị ngần có làm sao không, em?
- Bệnh chị Ngần nhẹ thôi! Đã khỏi rồi anh ạ! Hạ trả lời.
- Thế ư! Anh Pao rạng rỡ.
Tai anh lại nghe tiếng chân của ai đó ngoài sân. Tiếng chân hơi chậm và có vẻ nặng nề.
- Ai về cùng em đấy! Có phải chị ngần không? Anh Pao hồi hộp hỏi Hạ.
- Dạ! Em là Ngần đây! Anh Pao ơi! Ngần lên tiếng.
- Anh Pao tài thật đấy! Chị Ngần mới đến mà anh đã quen bước chân rồi! Hạ nói vui.
- Tài cán gì đâu! Cái tai giờ là con mắt của anh mà! Pao cười.
Bếp lửa được nhóm lên. Khói lam lan tỏa trên mái nhà. Ngọn lửa reo vui ôm lấy nồi cơm.
Sáng hôm sau hạ đi làm. Ở nhà chỉ có Ngần và anh Pao. Ngần đã thành thật kể hết truyện đời mình cho anh Pao nghe. Anh Pao lắng nghe chăm chú, cuối cùng anh bảo:
- Ngần đừng phá cái thai mà có tội với trời đất! Cứ để đẻ. Nếu Ngần đồng ý tôi sẽ cùng Ngần nuôi con!
- Anh nói thật lòng chứ, anh Pao! Ngần hỏi và nắm chặt tay anh Pao trao gửi niềm tin tựa như rễ cây si bám vào vách đá vươn lên gió gió táp mưa sa.
Câu chuyện của Hạ, của Ngần và anh Pao đã cách đây hơn mươi năm. Thằng Dùng, đứa con của ngần đã trên mười tuổi. Anh Pao quí nó như con đẻ. Thằng Dùng tự hào về bố pao của nó lắm. Đi đâu, ở đâu hễ có dịp là nó khoe với bạn bè về người bố mình đầy thương tật. Nó hào hứng kể về những chiến công của bố pao với niềm hãnh diện, tự hào.
Tôi đem chuyện này kể với người bạn rất sành thưởng thức văn chương. Nghe xong bạn tôi lắc đầu:
- Chuyện nghe được! Nhưng kết thúc tròn trịa quá. Phải kết lửng. Kết lửng mới tạo được dư ba! Thế còn cuộc đời của Hạ, của Rìn và anh chàng thợ săn thì sao?
Tôi bảo rằng tôi muốn kết thúc câu chuyện như nó vốn có trên đời. Nếu thêm bớt đi tôi sợ xúc phạm những con người mà tôi hằng yêu quí. Sau đó tôi kể vắn tắt số phận của những nhân vật còn lại cho bạn tôi nghe. Hạ lấy Hùng là công an, xây nhà cạnh bệnh viện. Anh chàng thợ săn không hề biết Ngần có con với mình. Hiện giờ anh ta không đủ sức đi săn nữa, ở nhà vui vầy bên con cháu, vẫn giữ nguyên trong lòng tình yêu tốt đẹp với Ngần. Người vợ đầu của Pao từ ngày rời bản theo tiếng lượn không thấy quay lại nữa. Người thì nói rằng chị Rìn đã sang trung Quốc lấy chồng. Người thì lại nói chị ta làm cửu vạn bên cửa khẩu lam lũ lắm.
- Sao không viết tiếp về họ đi! Bạn tôi bảo.
Tôi sẽ viết nhưng là câu chuyện khác. Trong chuyện này tôi chỉ tô đậm ba người thôi. Họ là những người mà chúng ta hay gặp ở trên đời.
Truyện ngắn của Hữu Tiến