• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Báo quốc tế đánh giá những triển vọng đối với ngành dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam

Thế giới 04/10/2023 13:47

(Tổ Quốc) - Dịch vụ giao đồ ăn gắn liền với thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.

Theo trang Vietnam Briefing, hiện 3 nhà khai thác nền tảng phổ biến là Grab, Foodpanda và Gojek đang tiếp tục tạo đà tăng trưởng lớn cho ngành này.

Báo quốc tế đánh giá những triển vọng đối với ngành dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam - Ảnh 1.

Dịch vụ giao đồ ăn đang phát triển tại Việt Nam

Dù chỉ mới nổi lên trong những năm gần đây nhưng thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng. Tổng khối lượng hàng hóa (GMV) của lĩnh vực thực phẩm và vận tải trực tuyến của Việt Nam đã đạt cột mốc quan trọng là 3 tỷ USD vào năm 2022.

Theo trang báo, quý 2/2023 cũng chứng kiến nhu cầu đặt bữa ăn trực tuyến tăng vọt. Doanh thu từ thị trường giao đồ ăn trực tuyến dự kiến đạt khoảng 1,93 tỷ USD trong năm 2023.

Dự đoán, doanh thu của thị trường giao đồ ăn trực tuyến cũng được dự đoán sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 15,29% từ năm 2023 đến năm 2027. Quỹ đạo tăng trưởng này dự kiến sẽ dẫn đến một thị trường trị giá khoảng 3,41 tỷ USD vào năm 2027.

Những nhân tố chủ chốt trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

Tính đến năm 2022, GrabFood nổi lên là dịch vụ giao đồ ăn thống trị tại Việt Nam, với thị phần đáng kể là 45%. Tiếp theo là ShopifyFood, nền tảng giao đồ ăn phổ biến thứ hai trong nước với thị phần là 41%. Thị trường còn lại được chia cho hai công ty khởi nghiệp kỳ lân gồm Baemin của Hàn Quốc với 12% và Gojek của Indonesia với 2%.

Một công ty khởi nghiệp giao hàng nội địa có tên Loship gần đây cũng đã bước vào cuộc cạnh tranh mặc dù công ty này vẫn chưa chiếm được một phần đáng kể thị trường. Tuy nhiên, Loship đã thu hút được sự quan tâm và tài trợ đáng kể từ các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, BeFood cũng vừa tham gia thêm vào lĩnh vực giao đồ ăn, ngoài dịch vụ vận chuyển và giao hàng hiện có, hỗ trợ mua hàng tạp hóa và dịch vụ ngân hàng số.

Kể từ khi gia nhập thị trường giao đồ ăn vào năm 2018, GrabFood đã nổi lên dẫn đầu thị trường tại Việt Nam. Hiện GrabFood đang hoạt động tại 19 thành phố trên khắp Việt Nam. Với lợi thế từ hệ sinh thái hiện có bao gồm đội ngũ tài xế đông đảo và nhiều đối tác thương mại, Grab có khả năng tiếp tục phát triển và mở rộng sự tham gia vào thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam.

Thêm vào đó, ShopeeFood tại Việt Nam đã bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2017 khi SEA Group, công ty mẹ của Shopee, mua lại một công ty địa phương có tên Foody. Trong những năm qua, ShopeeFood (trước đây gọi là Now) đã không ngừng cải tiến dịch vụ nhằm giúp khách hàng đặt món ăn dễ dàng hơn. Mặc dù thị phần giảm nhẹ trong Quý 1/ 2023, nhưng SendoFood vẫn đang cạnh tranh gay gắt với GrabFood trong cuộc chiến giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam, chỉ kém 4%. Hiện nay, SendoFood đã có mặt tại 16 tỉnh thành trên toàn quốc.

Trong khi đó, Baemin vào Việt Nam từ tháng 5/2019 đã mua lại ứng dụng giao đồ ăn Vietnammm, sau đó đã ngừng hoạt động. Không giống như các đối thủ cạnh tranh, Baemin chủ yếu tập trung vào giao đồ ăn và không cung cấp dịch vụ gọi xe. Ứng dụng này cũng cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa và vận hành nhà bếp riêng.

Baemin đã đa dạng hóa sản phẩm của mình với dòng sản phẩm mang tên Baemin Studio và một thương hiệu làm đẹp. Theo báo cáo của Momentum Works vào tháng 1/2023, Baemin nắm giữ 12% thị phần tại thị trường giao đồ ăn Việt Nam, ước tính trị giá 1,1 tỷ USD. Vào tháng 6, Baemin Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác với Selex Motors để thí điểm sử dụng xe máy điện cho việc giao hàng.

Tiếp đến là GoFood. GoFood được hỗ trợ bởi kỳ lân công nghệ Gojek. GoFood có thị phần nhỏ hơn ở Việt Nam so với các đối thủ lớn khác như GrabFood hay ShopeeFood. Tuy nhiên, GoFood là một trong những nền tảng có mạng lưới tài xế lớn nhất. Điều này giúp giảm thời gian giao hàng và đảm bảo khách hàng nhận được đơn đặt hàng trong thời gian cao điểm.

Xu hướng thị trường mới nổi

Theo báo cáo Xu hướng giao hàng thực phẩm và hàng hóa tại Đông Nam Á năm 2022, người Việt Nam đang có thói quen ăn uống lành mạnh hơn. Xu hướng này được thể hiện qua thói quen đặt hàng của người dùng Grab tại Việt Nam với nhu cầu về bữa ăn lành mạnh trên GrabFood tăng gấp đôi trong giai đoạn từ 2019 đến 2022.

Báo cáo cũng nhấn mạnh sự phổ biến ngày càng tăng của các lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc sạch và có lợi cho sức khỏe, ước tính khoảng 83% người tiêu dùng được khảo sát ở Đông Nam Á đã lựa chọn loại thực phẩm có nguồn gốc sạch trong 6 tháng qua. Hơn nữa, 93% người tiêu dùng ăn ít nhất một bữa ăn lành mạnh trung bình 2-3 lần/tuần.

Giá trị đơn hàng ngày cũng ngày càng tăng. Theo thống kê của Gojek, trong quý 1 năm 2022, số lượng người dùng đặt đồ ăn trên nền tảng này đã tăng hơn gấp đôi, với tốc độ tăng trưởng 220% tại Hà Nội so với cùng kỳ năm 2021.

Gojek cũng báo cáo mức tăng đáng kể về người dùng mới, đạt hơn 160% tại Hà Nội và 80% tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên GrabFood, chi tiêu cho việc giao đồ ăn và hàng tạp hóa đã tăng 30% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022.

Người tiêu dùng đang khám phá các nhà hàng mới thông qua các ứng dụng giao hàng. Theo báo cáo GRAB nói trên, tổng cộng 88% người tiêu dùng biết đến các cửa hàng mới thông qua ứng dụng giao hàng. Trung bình, người dùng GrabFood dành 17 phút để đưa ra quyết định đặt hàng.

Cũng trong Quý 1/2022, GoFood ghi nhận mức tăng đơn đặt hàng bữa sáng cao nhất, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến việc đặt bữa sáng. Các món ăn được ưa chuộng nhất trên nền tảng GoFood là các món ăn truyền thống của Việt Nam như cơm gà, nem chua, bún, bún.

Bắt nhịp xu hướng

Bên cạnh đó, nền kinh tế kỹ thuật số phát triển đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến thì tỷ lệ sử dụng internet ở Việt Nam hiện ở mức 78,6% là cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu. Thống kê của công ty Statista dự đoán số lượng người dùng internet tại Việt Nam sẽ tăng ổn định, với mức tăng trưởng dự kiến là 17,3 triệu người dùng từ năm 2024 đến năm 2028.

Vì vậy đây là nền tảng để ngành dịch vụ giao đồ ăn đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam.

Một số siêu ứng dụng ở Đông Nam Á đang chuyển trọng tâm sang kinh doanh kiếm tiền khi người tiêu dùng có xu hướng đi ăn ngoài nhiều hơn kể từ sau đại dịch Covid-19. Phát huy lợi thế này, Grab hiện đang thử nghiệm tính năng ăn uống tại nhà hàng ở 15 thành phố của Singapore, Thái Lan và Indonesia. Tính năng này cho phép người dùng mua phiếu ăn uống tại các nhà hàng với mức giảm giá lên tới 50%.

Ngoài ra, việc lựa chọn các phương tiện giao hàng thân thiện với môi trường cũng được tối ưu hóa trong ngành dịch vụ này. Công ty dẫn đầu xu hướng này là Be Group. Vào tháng 3/2023, Be Group đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Công ty Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) để đưa ô tô điện và xe máy vào hoạt động dịch vụ vận tải. Ngoài ra, Gojek gần đây đã công bố hợp tác với Dat Bike trong dự án đưa xe máy điện phục vụ nhu cầu vận chuyển, giao hàng và giao đồ ăn của người dùng.

Theo thống kê, doanh thu trên thị trường giao đồ ăn trực tuyến của Việt Nam dự kiến sẽ tăng đều đặn từ năm 2023 đến năm 2027, ước tính đạt tổng cộng 1,5 tỷ USD. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia và giữ lấy một phần thị trường đang trên đà phát triển tại Việt Nam vào thời gian tới./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ