• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bảo tồn di sản kiến trúc lịch sử: Góc nhìn từ Dinh Thượng Thơ

20/05/2018 08:00

(Cinet)- Phát triển đô thị và bảo tồn các di sản kiến trúc thật sự có thể bổ sung và song hành cùng nhau và không có nghĩa là chỉ có một mà không có hai. 

(Cinet) - Trong gần một thế kỷ ở Việt Nam, với giấc mơ về một “thủ đô hành chính kiểu Pháp ở Đông Dương”, người Pháp đã xây dựng rất nhiều công trình, nổi bật lên là những công sở và những công trình văn hóa mang phong cách phương Tây cùng một số có sự kết hợp với kiểu kiến trúc bản địa và nhiều biệt thự mang nét đặc trưng của kiến trúc Pháp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (trước là Sài Gòn) như: Đại học Đông Dương, Sở Tài chính Đông Dương nay là Bộ Ngoại giao, Bảo tàng Louis Finot của trường Viễn Đông Bác Cổ,  Dinh Thượng Thơ, Nhà thờ Đức Bà…

Nhà thờ Đức Bà tại TP Hồ Chí Minh. Nguồn: Tổng Giáo phận Sài Gòn

Các kiến trúc đó ngày nay đã trở thành những di sản kiến trúc của thành phố, trong đó có những công trình đã góp phần kiến tạo nên không gian đô thị của các thành phố từ những buổi đầu tiên. Những di sản này không chỉ có giá trị sử dụng, giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ mà còn phản ánh các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội của các thành phố trong nhiều giai đoạn đặc biệt. Đối với TP Hồ Chí Minh, công trình Dinh Thượng Thơ chính là một trong những công trình như vậy.  Tuy nhiên, số phận của các di sản kiến trúc này vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi.

Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đức Hiệp một nhà nghiên cứu khoa học và di sản (Chuyên gia khoa học về khí quyển ở Bộ Môi trường và Di sản, bang New South Wales, Úc) xoay quanh chủ đề Bảo tồn các di sản kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh.

 TS. Nguyễn Đức Hiệp

- Sinh trưởng ở Sài Gòn.

- Du học Úc từ 1974 theo quỹ học bổng Colombo.

- Chuyên gia khoa học về khí quyển ở Bộ Môi trường và Di sản, bang New South Wales, Úc.

- Cộng tác với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam nhiều năm qua trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và bảo tồn di sản văn hóa.

- Tác giả bộ ba cuốn khảo cứu Sài Gòn - Chợ Lớn Thể thao và báo chí trước 1945, Sài Gòn - Chợ Lớn qua những tư liệu quý trước 1945 và Sài Gòn - Chợ Lớn ký ức đô thị và con người (do NXB Văn hóa Văn nghệ ấn hành từ đầu năm 2016)

PV: Thưa ông, sự lúng túng trong cách giải quyết giữa phát triển đô thị và bảo tồn các di sản kiến trúc, giữa vấn đề an sinh xã hội với việc gìn giữ các giá trị văn hóa đô thị là vấn đề được đặt ra với nhiều thành phố trên cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh. Là một nhà nghiên cứu gắn bó với TP Hồ Chí Minh xin ông cho biết ý kiến của mình về vấn đề này? 

TS Nguyễn Đức Hiệp: Phát triển đô thị và bảo tồn các di sản kiến trúc thật sự có thể bổ sung và song hành cùng nhau và không có nghĩa là chỉ có một mà không có hai. Kinh nghiệm ở nhiều nơi cho thấy với một qui hoạch và thiết kế thích hợp thì sự hiện diện và bảo tồn cảnh quan và di sản đặc thù của một vùng trong khung của sự phát triển hài hòa bền vững sẽ làm tăng giá trị cuộc sống của một cộng đồng, thu hút nhiều du khách, các nhà đầu tư tạo công ăn việc làm, kinh tế được phát triển nâng cao an sinh và nuôi dưỡng sự sáng tạo của cộng đồng đó. 

Trong cảnh quan di sản văn hóa đặc thù mà ký ức đô thị được giữ gìn thì sự gắn bó cộng đồng với nhau được hun đúc, do có chung một mối liên hệ văn hóa và lịch sử qua di tích. Nếu không có sự gắn bó ấy thì sè dễ đưa đến sự tha hóa cộng đồng. 

Trong bối cảnh phát triển đô thị ở khu vực Đông Nam Á có tuổi đời tương tợ như Singapore, Kualua Lumpur, Malacca, Hong Kong, thì lịch sử phát triển thành phố Hô Chí Minh cũng có một số điểm tương đồng như chịu ảnh hưởng của văn hóa Âu châu dưới thời thuộc địa cùng với văn hóa bản địa, văn hóa Hoa và Ấn và sự toàn cầu hóa trong các thập niên gần đây. Nhưng cũng có nhiều sự khác biệt đặc thù qua diễn biến lịch sử khác nhau. Singapore thành phố trong thập niên 1980 đã phát triển xây dựng, nhiều nơi phố cũ bị phá để nhường chổ cho cácc ao ốc, văn phòng thương mại giống như sự phát triển của Tp Hỗ Chí Minh hay Hà Nội gần 20 năm qua nhưng sau một thời gian đã quyết định giữ lại các di sản văn hóa đặc thù như khu Tiểu Ấn độ, Chinatown, Clark Quay, Boat Quay. Ngày nay những nơi này là khu phố thu hút du khách, mức sống cao, có giá trị văn hóa và lịch sử dính liền với thành phố   

Mỗi thành phố ít nhất cần có cái lõi nơi thành phố phát xuất ban đầu với cảnh quan đặc thù được bảo tồn giữ gìn ký ức đô thị của thời kỳ khai sinh phản ảnh cái nét cổ kính còn phần ngoại vị ngoài các di tích văn hóa lịch sử thì sự phát triển it giới hạn hơn. Hồn cốt thành phố nằm ở chổ đó.

Hình ảnh tư liệu dinh Thượng Thơ xưa. Nguồn: tuoitre.vn

PV: Nhìn từ sự việc Dinh Thượng Thơ, theo ông việc định vị Di sản trong không gian văn hóa đô thị nên được ứng xử như thế nào?

TS Nguyễn Đức Hiệp: Trong không gian văn hóa thì di sản là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử và các câu chuyện chung quanh liên hệ hay dính liền với nó từ thời kỳ ấy đến hiện tại. Mỗi câu chuyện ấy là một phần ký ức đô thị của cộng đồng người dân cư ngụ, làm họ gắn bó với thành phố và với nhau. 

Tiêu chuẩn nào để đánh giá đó là một di tích cần được đưa vào danh sách bảo tồn ? Một số các tiêu chuẩn sau đây dựa vào tiêu chuẩn quốc tế được nhiều nước chấp nhận qua hiến chương Burra.

 – Một hiện vật quan trọng đã được biết và ghi trong quá trình lịch sử văn hóa và thiên nhiên 

– Một hiện vật có liên hệ chặt chẻ và đặc biệt đến cuộc đời hay tác phẩm của một người, hay một nhóm người, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa của một dịa phương

– Một hiện vật quan trọng có đặc tính mỹ thuật và/hay có độ sáng tạo hay kỷ thuật cao

– Một hiên vật có liên hệ chặc chẻ và đắc biệt với một công đồng về phương diện xã hội, văn hóa hay tâm linh

– Một hiện vật có khả năng cho biết nhiều thông tin đóng góp vào sự hiểu biết lịch sử văn hóa hay thiên nhiên của địa phương

Nếu một trong những tiêu chuẩn trên được đáp ứng thì di tích đấy có thể được đưa vào danh sách bảo tồn. Danh sách này cần có sự tham gia hay tham khảo với cộng đồng

Dinh thượng thơ vậy Dinh Thượng Thơ có lịch sử rất lâu đời (154 năm) là công trình kiến trúc có tuổi thọ nhiều thứ hai, chỉ sau căn nhà của Giám mục Bá Đa Lộc xây năm 1790. Nguồn ảnh: zing.vn

PV: Đối với Dinh Thượng Thơ, xin ông cho biết lý do không nên phá bỏ? Và nếu không phá bỏ Dinh Thượng Thơ hay bất kỳ một di sản kiến trúc nào khác của thành phố (như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Lớn…) thì cần có cách bảo tồn, gìn giữ hay phát huy giá trị các di sản đó như thế nào?

TS Nguyễn Đức Hiệp: Dinh Thượng Thơ có lịch sử lâu dài hơn nhà thờ Đức Bà, nhà hát thành phố, tòa nhà Ủy ban nhân dân thành phố, bưu điện, tòa án, dinh phó soái (nay là bảo tang thành phố). Đây là công trình kiến trúc đầu tiên của kiến trúc sư Foulhoux bắt đầu từ năm 1875 đến khoảng 1881 thì hoàn thành. Dinh Thượng Thơ nằm ngay trong trung tâm thành phố, mà chung quanh là nhà hát thành phố, ủy ban nhân dân, dinh phó soái, tòa án, nhà thờ đức bà. Cái lõi của thành phố Hồ Chí Minh.

Sau đó ông xây công trình tòa án, bưu điện thành phố, tòa nhà hải quan, dinh phó soái. Tất cả những kiến trúc này hiện vẫn còn, có mỹ thuật cao, có nhiều câu chuyện lịch sử liên hệ gắn liền với chúng. Những công trình kiến trúc này của ông Foulhoux là những gì mà người ta nghĩ đến thành phố  không những trong tâm khảm của du khách mà của người dân Saigon. Dự định phá công trình đầu tiên của Foulhoux, Dinh Thượng Thơ trong đề án xây trung tâm hành chánh là điều thất sách. Những đề án trước đây đều giữ Dinh Thượng Thơ và dù sao trung tâm hành chánh có thể được xây dựng ở nơi khác thay vì ở trong lõi thành phố.

Việc cần làm trước hết là đưa dinh Thượng Thơ, nhà hát thành phố, Ủy ban nhân dân, nhà thờ` đức bà và các công trình khác của Foulhoux như tòa án, bưu điện, Viện bảo tàng thành phố và tòa nhà hải quan vào danh sách di sản cần được bảo tồn. Đây là những di tích nằm trong lõi của thành phố./.

Phỏng vấn: Gia Linh

 

 

Gia Linh

NỔI BẬT TRANG CHỦ