• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bất chấp dịch bệnh, lý do nhiều tỷ phú Mỹ vẫn kiếm được bội tiền?

Kinh tế 05/06/2020 11:10

(Tổ Quốc) - Theo hãng CNN, ba tháng trong đại dịch đã khiến cho tài chính của nhiều người dân Mỹ lao đao nhưng lại giúp các tỷ phú nước này kiếm bội tiền.

Báo cáo từ Viện nghiên cứu chính sách vào ngày 4/6 cho biết, các tỷ phú Mỹ thậm chí còn kiếm được nhiều tiền hơn trong suốt dịch bệnh Covid-19.

Bất chấp dịch bệnh, lý do nhiều tỷ phú Mỹ vẫn kiếm được bội tiền? - Ảnh 1.

Ông chủ Amazon (AMZN) - Jeff Bezos

Tổng tài sản của các tỷ phú hiện tại đạt mức 3.5 nghìn tỷ đôla, tăng 19% so với mức thấp thời kỳ đầu dịch bệnh, báo cáo cho biết.

Theo hãng CNN, chỉ tính riêng tổng tài sản của ông chủ Amazon (AMZN) - Jeff Bezos đã đạt mức khủng lên tới 36.2 tỷ đôla, nhiều hơn cả số tài sản trước khi bùng phát dịch bệnh vào ngày 18/3.

Từ ngày 18/3, khoảng 43 triệu người Mỹ đã phải nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Những người có thu nhập thấp, đặc biệt liên quan đến các công việc ngành dịch vụ hay lữ hành đối mặt với khó khăn thực sự vì khủng hoảng y tế.

"Các con số đưa ra là dấu lặng cho khoảng cách giữa các đối tượng có nên hay không nên nhận giúp đỡ hay từng ảnh hưởng đến tình trạng bất ổn xảy ra tại Mỹ. Sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội đã trở nên tồi tệ bởi vì khủng hoảng", các chuyên gia cho biết.

Giới chuyên gia cho rằng, sự gia tăng của cải cho người giàu tại Mỹ đang được thúc đẩy bởi có sự phục hồi đáng kể trong thị trường chứng khoán.

"Thị trường chứng khoán đang cất cánh và tách rời khỏi thực tế khủng hoảng kinh tế hiện tại nhưng điều này tạo ra bất bình đẳng sâu sắc", Chiến lược gia hàng đầu về thị trường toàn cầu tại Invesco – ông Kristina Hooper cho biết.

Bất chấp các xung đột trên các đường phố ở Mỹ và kỷ lục 43 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Nasdaq vẫn đang đạt mức cao kỷ lục – kỳ tích kinh ngạc thúc đẩy sự hồi phục mạnh mẽ trở lại của Phố Wall.

Phản ứng khẩn cấp của FED, bao gồm giảm lãi suất xuống 0 và hứa hẹn mua số lượng trái phiếu không giới hạn. Về cơ bản, các nhà đầu tư đã bị buộc phải chơi canh bạc liên quan đến cổ phiếu. Tuy nhiên, với Big Tech – công ty này đang hưởng lợi từ điều này.

Các công ty công nghệ lớn không chỉ có khả năng sống sót trong đại dịch mà thậm chí còn phát triển mạnh mẽ và lợi nhuận thu về đáng kể. Cuộc khủng hoảng đã khiến cho Amazon, là một ví dụ, kiếm bội tiền khi cổ phiếu của tăng lên 47% so với mức thấp vào giữa tháng Ba.

Facebook cũng đánh dấu sự trở lại kỷ lục cao. Tài sản ròng của Mark Zuckerberg – người đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của công ty đã tăng lên 30.1 tỷ đôla kể từ 18/3, báo cáo của IPS cho biết.

Báo cáo cho thấy mức độ giàu có của các tỷ phú bằng việc sử dụng các dữ liệu đánh giá giá trị ròng trong Danh sách tỷ phú toàn cầu do Forbes bình chọn. Ngày 18/3 là ngày đầu tiên tiến hành khảo sát danh sách tỷ phú toàn cầu do Forbes thực hiện trong năm 2020. Điều này cũng phù hợp với Mỹ và chính phủ liên bang khi áp dụng các biện pháp hạn chế liên quan đến khủng hoảng y tế.

"Tài sản ròng của ông chủ Tesla (TSLA) Elon Musk, nhà sáng lập Google - ông Serge Brin và Larry Page và cựu Giám đốc điều hành Microsoft (MSFT) - Steve Ballmer đều đã tăng từ 13 tỷ đô la trở lên kể từ ngày 18/3", báo cáo cho biết.

Thất nghiệp có thể chạm mức gần 20%

Trong khi đó, Mỹ vẫn đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao do áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trong suốt dịch bệnh Covid-19.

Các chuyên gia kinh tế cho biết, báo cáo việc làm cập nhật vào ngày 5/6 cho thấy Mỹ đã mất thêm 8 triệu việc làm tính trong tháng Năm, cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp trong cuộc Đại suy thoái. Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 20%, cao hơn kể từ cuộc Đại suy thoái.

"Bức tranh giữa sự giàu có của các tỷ phú và tình trạng người dân Mỹ chịu rủi ro tài chính đang cho thấy sự suy yếu đoàn kết xã hội thúc đẩy hồi phục kinh tế", đồng tác giả báo cáo IPI – ông Chuck Collins nói trong một tuyên bố.

"Tất nhiên, hàng triệu người dân Mỹ vẫn hưởng lợi từ sự phục hồi thị trường chứng khoán. Việc phục hồi đáng kể đã nâng giá trị các danh mục đầu tư. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của thị trường chứng khoán sẽ giúp tiền vào ví người giàu nhiều hơn những đối tượng khác. Đó là bởi vì chỉ 10% các hộ gia đình sở hữu 84% cổ phiếu trong năm 2016", giáo sư Đại học New York - Edward Wolff nói.

Các xu hướng này cũng giải thích cho tình trạng bất ổn mà Mỹ đang đối mặt hiện tại.

Theo hãng tin CNN, hơn 10.000 lao động Mỹ thậm chí đã chấp nhận nộp đơn xin nghỉ việc bất chấp thời kỳ khó kiếm việc làm sau dịch Covid-19. Con số hiện vẫn chưa dừng lại ở đó khi ngày càng nhiều nhân viên tự nguyện nộp đơn thôi làm.

Các ý kiến cho rằng, việc chủ động xin nghỉ việc thay vì chờ bị đuổi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công cũng như không phải chi tiêu nhiều cho những khoản kiện cáo, pháp chế liên quan đến sa thải nhân viên.

"Ngày càng nhiều người Mỹ nộp đơn xin thôi việc bởi tình hình hiện nay quá bất ổn. Nếu công ty muốn cắt giảm nhân sự thì việc chủ động xin thôi việc có thể giúp người lao động có lợi thế. Việc chủ động xin nghỉ có thể đang là lựa chọn cho cả người lao động lẫn chủ doanh nghiệp khi tình hình khó khăn", Phó chủ tịch Andrew Challenger của hãng Challenger, Gray and Christmas nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ