• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bất chấp tín hiệu rắn từ Iraq, quân sự Mỹ tiếp tục sự hiện diện

Thế giới 16/01/2020 10:13

(Tổ Quốc) - Quân đội Hoa Kỳ đã nối lại hoạt động chung với Iraq hôm thứ Tư, các quan chức quân sự cho biết, chấm dứt hai tuần tạm dừng khi Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad bị tấn công vào ngày Năm mới.

Quyết định khởi động lại các hoạt động quân sự được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi Quốc hội Iraq bỏ phiếu trục xuất tất cả các lực lượng Mỹ khỏi đất nước này. Iraq cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm chủ quyền của họ bằng cách thực hiện các cuộc không kích ở Iraq, trong đó có vụ tấn công ngày 3 tháng 1 đã giết chết chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran, một lãnh đạo lực lượng dân quân Iraq và tám người khác.

"Âm thầm" hoạt động lại

Hai quan chức quân đội Mỹ, phát biểu với điều kiện giấu tên vì họ không được phép nói về các nhiệm vụ này với các phóng viên, xác nhận rằng các hoạt động chung đã khởi động lại.

Họ nói rằng quân đội muốn tiếp tục các hoạt động chống lại Nhà nước Hồi giáo IS càng sớm càng tốt để làm giảm bớt khả năng IS tận dụng cơ hội và bóp nghẹt mọi thông tin chiến thắng tuyên truyền mà IS có thể nêu ra khi Hoa Kỳ đã đình chỉ hoạt động.

Bất chấp tín hiệu rắn từ Iraq, quân sự Mỹ tiếp tục sự hiện diện - Ảnh 1.

Lực lượng Mỹ tại căn cứ Ayn al Asad, Iraq hôm thứ 2. Ảnh: NewYork Times.

Trong hôm thứ Tư vẫn chưa rõ liệu có ai trong chính phủ Iraq chấp thuận nối lại các nhiệm vụ chung hay không – khi chính người Mỹ đã ngăn chặn họ chứ không phải người Iraq - và các quan chức Iraq không thể đưa ra bình luận.

Quyền Thủ tướng Iraq, Adel Abdul Mahdi, người đã nói rằng chính phủ của ông sẽ tuân thủ lệnh của Nghị viện để trục xuất các lực lượng Mỹ, dường như đã giảm nhẹ lập trường của ông vào thứ Tư.

Trong một bài phát biểu trước nội các của mình, ông cho rằng quyết định của Nghị viện có thể không phải là lời cuối cùng, và nói rằng "Nếu chúng ta đạt được quyết định đưa lực lượng (Mỹ-pv) ra khỏi Iraq, thì đây sẽ là quyết định của chính phủ Iraq".

Ông cũng lưu ý rằng nếu chính phủ trục xuất người Mỹ, họ sẽ đi theo một "tiến trình thời gian thích hợp", ám chỉ rằng bất kỳ sự ra đi nào cũng không thể xảy ra ngay lập tức. Ông cũng nhắc nhở các bộ trưởng rằng, ISIS đã bắt đầu tổ chức lại và lên kế hoạch cho các cuộc xâm lược và tấn công mới.

Ông Abdul Mahdi đã yêu cầu Ngoại trưởng Mike Pompeo cuối tuần qua cử các đại biểu tới Iraq để tìm hiểu chi tiết về việc rút quân, theo một tuyên bố được đưa ra bởi văn phòng của ông.

Ông Pompeo từ chối, nói rằng nhiệm vụ của Mỹ ở Iraq là huấn luyện lực lượng Iraq chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo, và chúng tôi sẽ tiếp tục sứ mệnh đó.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng Hoa Kỳ sẽ chỉ sẵn sàng thảo luận về vị thế lực lượng một cách phù hợp ở Trung Đông.

Quân đội Iraq có lập trường riêng

Bất chấp chính phủ Iraq có động thái trục xuất người Mỹ, một số quan chức an ninh Iraq đã phản đối ý kiến này, nói rằng họ cần cần được giúp đỡ chống lại tàn quân của Nhà nước Hồi giáo và ngăn chặn sự hồi sinh của lực lượng này, cũng như hỗ trợ quân đội liên minh từ các quốc gia khác.

Nếu quân đội Mỹ và hầu hết các quân đội liên minh khác rời đi, người Iraq có thể tự mình tiếp tục chiến đấu với những kẻ cực đoan, nhưng có thể sẽ gặp rắc rối bởi sự thiếu thông tin tình báo từ máy bay không người lái và hỗ trợ từ không quân, theo các quan chức quân sự của liên minh.

Nhà nước Hồi giáo, một vài năm trước nắm quyền kiểm soát một phần lớn của Iraq, không còn kiểm soát lãnh thổ ở đó nhưng vẫn hoạt động trong một số khu vực và cướp đi mạng sống của một số người Iraq gần như mỗi tuần.

Việc đẩy quân đội Hoa Kỳ rời khỏi Iraq sẽ tốn nhiều công sức hơn một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội. Theo các quan chức Mỹ, họ sẽ yêu cầu chính phủ Iraq hủy bỏ các thỏa thuận đã đưa ra cho phép các lực lượng liên minh và Mỹ đến đào tạo, tham vấn và hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo.

Nhiệm vụ của liên minh đã bị đình chỉ vào ngày 1 tháng 1 sau khi đám đông những tay súng giận dữ - vốn thân cận với dân quân thân Iran- xông vào tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad để đáp trả cuộc không kích của Mỹ chống lại nhóm dân quân Kataib Hezbollah.

Hai ngày sau, một máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ đã bắn tên lửa vào một đoàn xe tại sân bay Baghdad, giết chết chỉ huy Iran, Thiếu tướng Qassim Suleimani và Abu Mahdi al-Muhandis, phó chỉ huy liên minh dân quân Iraq, và tám người khác.

Cuộc tấn công đó đã dẫn đến cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Iraq Iraq để trục xuất các lực lượng Mỹ khỏi đất nước và một cuộc phản công của Iran nhằm vào hai cơ sở quân sự có quân đội Mỹ trú đóng ở Iraq vào tuần trước.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ