• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bất ngờ sức mạnh cặp bài trùng Nga – Thổ tại Syria

Thế giới 17/12/2016 20:59

(Tổ Quốc) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đang cùng thúc đẩy việc tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình về Syria, tuy nhiên, không có sự tham gia của Mỹ hay Liên Hiệp Quốc.

Không đề cập đến Washington, ông Putin cho biết ngày 16/12 rằng sáng kiến này chỉ có sự tham gia của Moscow và Thổ Nhĩ Kỳ và các cuộc đàm phán hòa bình, nếu được thực hiện, sẽ góp phần thêm vào các cuộc hoà đàm về Syria do Liên Hợp Quốc làm trung gian, nhiều lần đã bị gián đoạn, tại Geneva.

Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Abe tại Tokyo ngày 16/12. (Nguồn: Reuters)

"Bước tiếp theo là đạt được một thỏa thuận về lệnh ngừng bắn trên toàn bộ Syria," ông Putin cho biết tại Tokyo. "Chúng tôi đang tiến hành các cuộc đàm phán rất tích cực với các đại diện của phe đối lập, với sự góp mặt của Thổ Nhĩ Kỳ trong vai trò trung gian."

Ông Putin cũng cho biết đề nghị đàm phán đã được gửi tới chính phủ Syria và phe đối lập Syria. Và Tổng thống Putin cho biết các cuộc đàm phán có thể diễn ra tại Astana, thủ đô Kazakhstan. Địa điểm được đề xuất diễn ra hoà đàm lần này được cho là một đồng minh của Nga.

Theo Reuters, động thái bất ngờ trên cho thấy sức mạnh ngày càng tăng của mối quan hệ gần gũi xích Moscow và Ankara và phản ánh mong muốn của Nga trong việc  củng cố ảnh hưởng ngày càng tăng ở Trung Đông và trên một khu vực rộng lớn hơn.

Điều này cũng cho thấy Nga đã mệt mỏi với điều họ cho những cuộc đàm phán kéo dài mà không hiệu quả của Mỹ về Syria. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi đầu tuần này đã bác bỏ những cuộc đàm phán "không có kết quả " và nói rằng Ankara có thể cho thấy là một đối tác hiệu quả hơn đối với Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang muốn tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của mình, cũng đang thất vọng sâu sắc bởi chính sách của Mỹ ở Syria, đặc biệt là sự ủng hộ của Washington đối với lực lượng dân quân người Kurd – bị Ankara cho là thù địch, và bởi điều họ xem là sự thất bại của Tổng thống Barack Obama trong việc hỗ trợ lực lượng nổi dậy.

Ông Putin cũng hi vọng ý tưởng và tiến trình đàm phán này sẽ có hiệu quả hơn so với những tiến trình hiện nay của Mỹ và LHQ tại Geneva.

"Ý tưởng (đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian) sẽ không cạnh tranh với các cuộc đàm phán Geneva, nhưng sẽ bổ sung cho họ. Bất cứ diễn đàn nào các bên xung đột thấy phù hợp, theo quan điểm của tôi, sẽ đều là điều đúng đắn cần làm để tìm ra một giải pháp chính trị", ông nói.

Cặp đôi “kỳ lạ”

Nga vẫn hy vọng có thể hợp tác về Syria với Hoa Kỳ và tham gia lực lượng chung với Washington để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.

Tuy nhiên, ông Trump sẽ không nhậm chức trước ngày 20/1, do đó tạo ra một khoảng trống quyền lực, và có khả năng sẽ cần một khoảng thời gian để định hình rõ chính sách đối ngoại.

Reuters nhận định rằng, liên minh giữa Moscow và Ankara, với sự đánh giá ban đầu, là có chút kỳ lạ. Nga, một trong những bên ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, muốn ông Assad phải từ chức.

Tuy nhiên, Ankara có thể sẵn sàng để chấp nhận quá trình chuyển tiếp, trong đó ông Assad sẽ từng bước từ bỏ quyền lực.

Ưu tiên chính của Thổ Nhĩ Kỳ, điều nước này muốn sự thỏa thuận từ Nga, là đảm bảo rằng lực lượng dân quân người Kurd không thể giành thêm lãnh thổ tại khu vực biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara đã phát động một cuộc tấn công vào Syria, "Chiến dịch lá chắn sông Euphrates," trong tháng 8 vừa qua nhằm đẩy lui IS ra xa 95km khu vực biên giới và ngăn chặn các nhóm người Kurd chiếm giữ được lãnh thổ tại đây.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại muốn lực lượng nổi dậy họ hỗ trợ tiến sâu hơn về phía nam Syria, chiếm quyền kiểm soát thành phố của al-Bab, khoảng 40 km về phía đông bắc Aleppo, từ tay IS.

Ông Erdogan muốn các lực lượng nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn chiếm giữ đựợc thành phố này để ngăn chặn lực lượng dân quân người Kurd có hành động tương tự. Tuy nhiên, điều này có thể gây khó khăn với Moscow, khi al-Bab nằm gần tiền tuyến với lực lượng của ông Assad.

Thoả thuận Aleppo

Hãng thông tấn RIA tuần này trích dẫn Andrei Kelin, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Nga rằng sẽ dễ dàng để đạt được thoả thuận với Thổ Nhĩ Kỳ hơn là với Mỹ.

"Đơn giản hơn nhiều để đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ so với người Mỹ", ông Kelin được trích dẫn nói.

Ông Putin cũng đã dành những lời có cánh đối với triển vọng hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết cả ông và ông Erdogan đã nhất trí về hoạt động di tản lực lượng nổi dậy ra khỏi Aleppo.

Ông Putin bày tỏ sự hy vọng rằng quân đội Syria có thể củng cố vị thế của mình ở Aleppo và người dân sẽ trở lại cuộc sống bình thường.

Đề cập đến chiến trường Palmyra, ông Putin cho rằng sự thất bại tại đây là do sự thiếu phối hợp giữa liên minh do Mỹ dẫn đầu, chính phủ Syra và Nga. Đồng thời, Tổng thống Nga cũng đánh giá rằng so với Palmyra, Aleppo quan trọng hơn về cả khía cạnh chính trị và quân sự.

(Theo Reuters) 

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ