• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bên trong đoàn tàu chất lượng cao đi qua "cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam"

Thực hiện: HẠ VŨ | 25/10/2023

(Tổ Quốc) - Mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) chạy đoàn tàu chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng SE19/SE20, nhằm đem đến cho hành khách những trải nghiệm thú vị trên các hành trình của đường sắt.

Hành trình đến cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam

Với mục tiêu không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và gia tăng các tiện ích phục vụ hành khách, mới đây Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã cho ra mắt đoàn tàu chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng SE19/SE20. Đáng nói, hành trình của đoàn tàu sẽ đi qua cung đường sắt được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam: Huế - Đà Nẵng.

Có gì trên chuyến tàu chất lượng cao đi qua "cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam" - Ảnh 1.

Huế - Đà Nẵng được mệnh danh là cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam.

Với tổng độ dài quãng đường 110km khoảng 3 tiếng di chuyển, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mênh mông khi đi qua Đèo Hải Vân. Đôi lúc bạn cũng có thể cảm nhận những giây phút tĩnh lặng, ngắm nhìn sông núi và mây trời tuyệt đẹp ở Vịnh Lăng Cô, đoạn cuối gần đến ga Lăng Cô – Huế.

Có gì trên chuyến tàu chất lượng cao đi qua "cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam" - Ảnh 2.

Du khách nước ngoài vui vẻ trải nghiệm chuyến tàu. Đặc biệt, đội ngũ tiếp viên trên tàu ngoài là những nhân viên có nhiều kinh nghiệm giờ đây đã có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Ảnh: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Trên chuyến tàu, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên đa dạng. Một bên là dãy núi cao sừng sững, còn một bên là biển xanh sâu thăm thẳm. Vào mùa hè, những đồi hoa dại 2 bên đường tàu đua nhau nở rộ, tô điểm thêm cho cảnh vật thêm nhiều màu sắc. 

Có gì trên chuyến tàu chất lượng cao đi qua "cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam" - Ảnh 3.

Tại khu vực giường nằm, ngoài việc thay mới chăn, ga gối và trang trí lại thành vách toa xe… hệ thống điều hòa được thiết kế có nút điều chỉnh cửa xả gió để hành khách có thể tự điều chỉnh nhiệt độ và hướng gió theo nhu cầu. Ảnh: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Do địa hình hiểm trở và có nhiều khúc cua, vì vậy ở đoạn đi qua Lăng Cô - đèo Hải Vân, tàu sẽ di chuyển với tốc rất chậm, chỉ khoảng 15km/giờ. Chính vì vậy, du khách càng có nhiều thời gian để từ từ tận hưởng, ngắm nhìn khung cảnh phía 2 bên cửa sổ của tàu. Đây cũng chính là một trong những lý do mà tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam từng lọt vào danh sách Top 10 tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới.

Có gì trên chuyến tàu chất lượng cao đi qua "cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam" - Ảnh 4.

Toa xe ghế ngồi mềm gần như kín chỗ. Ảnh: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Có gì trên chuyến tàu chất lượng cao đi qua "cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam" - Ảnh 5.

Đối với toa hàng ăn, đường sắt đã đầu tư làm mới hoàn toàn nội thất toa xe để hành khách có thể thoải mái ngồi thưởng thức cà phê hay các bữa ăn trên tàu và ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Ảnh: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Có gì trên chuyến tàu chất lượng cao đi qua "cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam" - Ảnh 6.

Trên các toa xe khách, lắp đặt mới bình nước nóng, thiết bị vệ sinh sứ ở khoang rửa mặt và buồng vệ sinh… đem lại cảm giác sạch sẽ, sang trọng. Ảnh: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Có gì trên chuyến tàu chất lượng cao đi qua "cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam" - Ảnh 7.

Ngoài ra, dịch vụ trên tàu cũng được nâng cấp thông qua hệ thống app bán hàng. Khi muốn đặt các sản phẩm vùng miền tại 34 tỉnh thành mà tàu hỏa đi qua, hành khách có thể dùng điện thoại thông minh quét mã QR để mua hàng. Ảnh: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Có gì trên chuyến tàu chất lượng cao đi qua "cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam" - Ảnh 8.

Phòng đợi VIP phục vụ khách đi tàu. Theo đó, hành khách đi tàu SE19/SE20 và một số tàu chất lượng cao khác sẽ được bố trí phòng ngồi đợi tàu và có lối ra ga, lên tàu riêng. Cùng với đó, các dịch vụ xe đưa, đón khách tại nhà cũng tiếp tục được triển khai. Ảnh: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Dù nâng cấp chất lượng dịch vụ đoàn tàu SE19, SE20 nhưng trước mắt Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn giữ nguyên giá vé như hiện tại.

Cụ thể, theo giá vé đầu tuần cao nhất 943.000 đồng, giá vé cuối tuần cao nhất 1.046.000 đồng. Tàu SE20 giá vé cao nhất 854.000 đồng.

Việc ra mắt đoàn tàu SE19/SE20 và một số dịch vụ mới của VNR là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mà VNR đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới, nhằm đem đến cho hành khách những trải nghiệm thú vị trên các hành trình của đường sắt trong bối cảnh du lịch được coi là “nguồn sống” mà ngành đường sắt có thể hy vọng.

Có gì trên chuyến tàu chất lượng cao đi qua "cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam" - Ảnh 9.

Hy vọng chuyển mình của ngành đường sắt

Trong bối cảnh còn nhiều hạn chế về hạ tầng thì du lịch được coi là “nguồn sống” mà ngành đường sắt có thể hi vọng nhất lúc này. Với 1.726km đường sắt chạy qua 21 tỉnh, thành phố cùng nhiều địa danh nổi tiếng, đây là lợi thế mà ngành đường sắt hơn hẳn so với những loại hình vận tải khác.

Tuy nhiên, theo thống kê, đường sắt mới chỉ vận chuyển hơn 10% tổng lượng khách du lịch, với tổng doanh thu tương đương 0,53%. Đây là con số rất khiêm tốn so với tiềm năng. Điều này bắt nguồn từ những hạn chế về hạ tầng cơ sở cũng như nhiều thách thức khác. Trong đó, sự cạnh tranh gay gắt của các loại hình vận tải, đặc biệt là hàng không là thách thức lớn nhất.

Nhận thấy nguy cơ bị bỏ xa trong việc thu hút khách, những năm gần đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có những biện pháp cụ thể để thu hút khách trở lại. Và việc ra mắt đoàn tàu SE19/SE20 và một số dịch vụ mới của VNR là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mà VNR đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới để ngành đường sắt chuyển mình.

NỔI BẬT TRANG CHỦ