• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bí mật Trung Á: Sức mạnh nào khiến các siêu cường thế giới phải tìm đến tăng ảnh hưởng?

Thế giới 18/07/2020 10:05

(Tổ Quốc) - Trung Quốc hứa hẹn thúc đẩy quan hệ Trung Á giữa các căng thẳng với Mỹ

Theo trang SCMP, Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh khả năng Trung Quốc sẽ hỗ trợ các quốc gia khác đối phó với thách thức hậu Covid-19.

Bí mật Trung Á: Sức mạnh nào khiến các siêu cường thế giới phải tìm đến tăng ảnh hưởng?  - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: EPA-EFE

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hứa hẹn thúc đẩy quan hệ chiến lược với các quốc gia Trung Á và giúp các nước này hồi phục kinh tế cũng như các thách thức an ninh trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các quốc gia Trung Á được đánh giá có nguồn năng lượng dồi dào và có khả năng giúp Trung Quốc thúc đẩy tham vọng "Sáng kiến Vành đai và Con đường"

Trong cuộc họp trực tuyến vào ngày 16/7 cùng với 5 bộ trưởng ngoại giao từ các khu vực Trung Á, bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy chiến dịch "Sáng kiến Vành đai và Cong đường" của Trung Quốc bất chấp sự chậm trễ do đại dịch Covid-19 gây ra.

Các cam kết của Ngoại trưởng Vương Nghị hướng đến các quốc gia Trung Á – trọng tâm của nguồn năng lượng và là khu vực quan trọng cho các kế hoạch vành đai và con đường. Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, các quốc gia này đã đối mặt với căng thẳng leo thang trong các tháng gần đây giữa Trung Quốc và Mỹ.

Không đề cập đến Washington, Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng Trung Quốc rất coi trọng việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia Trung Á và sự hợp tác giữa đôi bên dựa trên lợi ích chung thay vì các toan tính địa chính trị.

"Điều này không nhằm vào bên thứ ba nào cả và cũng không ảnh hưởng đến sự hợp tác song phương hay đa phương trong khu vực", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết.

"Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực nào từ các thế lực bên ngoài dẫn đến các cuộc cách mạng đa màu sắc hay sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ trong khu vực dưới mác nhân quyền", trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích lời Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết.

Trong một tuyên bố chung sau cuộc gặp, các quốc gia Trung Á đã lên tiếng ủng hộ Bắc Kinh trong cuộc chiến chống lại những gì được cho là sự kỳ thị và chính trị hóa xung quanh các vấn đề dịch bệnh đồng thời nhấn mạnh sự sẵn sàng mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và an ninh với Trung Quốc.

Giới quan sát cho rằng, cuộc gặp là một phần phản ứng đối với các động thái của Mỹ đang phát triển trong khu vực và các áp lực căng thẳng leo thang gần đây giữa hai nước.

Ông Li Lifan – chuyên gia các vấn đề Trung Á và Nga tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho biết, điều này nhằm vào an ninh biên giới phía tây Trung Quốc trong bối cảnh tồn tại các căng thẳng với Ấn Độ và tạo đòn bẩy của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh với các nước lớn khác như Nga, liên minh châu Âu và Nhật Bản.

Cạnh tranh địa chính trị tại Trung Á giữa các siêu cường đang tiếp tục, đặc biệt khi Mỹ và Trung Quốc đang tiếp tục tồn tại các căng thẳng trong quan hệ song phương. Trong bối cảnh Mỹ tạo vòng vây địa chính trị toàn cầu với Trung Quốc thì Bắc Kinh không còn cách nào khác là phải có chiến lược nhằm tránh bị cô lập", Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết.

Đối với Trung Quốc, các yếu tố địa chính trị và an ninh là các vấn đề quan trọng trong chiến lược đầu tư Trung Á, bao gồm hơn 200 dự án từ năng lượng và hạ tầng đến công nghệ cao, viễn thông và nông nghiệp.

Theo trang SCMP, Trung Quốc đã tiếp cận với các quốc gia Trung Á và tăng cường các tương tác đôi bên. Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên tiếng về chiến lược vành đai và con đường tại Kazakhstan cách đây 7 năm thì đối thoại Bộ trưởng Ngoại giao +5 đã tổ chức vào năm 2015.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompoe đã tổ chức hai cuộc gặp gỡ với 5 Ngoại trưởng các quốc gia Trung Á trong 6 tháng, trong đó 1 cuộc ở New York vào tháng Chín và một cuộc khác diễn ra trong chuyến thăm ngoại giao của nhà ngoại giao đứng đầu Mỹ tại hai quốc gia Trung Á là Kazakhstan và Uzbekistan.

Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, quan chức ngoại giao hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình là ông Dương Khiết Trì đã có chuyến thăm hai nước và Tajikistan vào cuối tháng hai và đầu tháng Ba.

Vào tháng Hai, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã công bố chiến lược Trung Á mới hứa hẹn hỗ trợ mạnh mẽ cho các quốc gia trong khu vực nhằm củng cố sự độc lập về các vấn đề kinh tế, chính trị và an ninh trước các nhân tố bên ngoài.

Bên cạnh các động thái đối phó với Trung Quốc, Wahsington cũng cố gắng vượt qua Moscow tương tác với các quốc gia gần Nga và đối phó với với các tương tác gần gũi giữa Trung Quốc và Nga trong thời gian qua.

"Bên cạnh các nguồn năng lượng khổng lồ, việc xác định chiến lược và không chắc chắn trong trật tự thế giới, Trung Á sẽ là một trong các chiến trường quan trọng nhất nằm trong chiến lược tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường trong tương lai", ông Li nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ