• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ VHTTDL: Gắn kết giữa “ba nhà” trong đào tạo

20/09/2017 10:34

Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2017- 2018, khối các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ VHTTDL vừa diễn ra tại Hải Phòng. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên chủ trì Hội nghị.

Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2017- 2018, khối các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ VHTTDL vừa diễn ra tại Hải Phòng. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên chủ trì Hội nghị.



Trong năm học 2016 - 2017, Bộ VHTTDL đã chủ động tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế hoạt động, các văn bản áp dụng trong công tác tuyển sinh, xác định chỉ tiêu, mở mã ngành, đội ngũ nhà giáo... khi triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp và chuyển đổi cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Đề xuất, chuẩn bị nội dung cuộc họp để Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì với các Bộ, ngành liên quan về công tác đào tạo văn hóa nghệ thuật (VHNT), du lịch. Nhiều nội dung đặc thù đã được Phó Thủ tướng kết luận để triển khai như về thời gian đào tạo và cơ sở đào tạo đại học VHNT tiếp tục đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng; bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ sở đào tạo VHNT là các nghệ sĩ có uy tín, có danh hiệu NSND, NSƯT thuộc các ngành NTBD không đào tạo trình độ tiến sĩ; cho phép công nhận, vận dụng quy đổi một số tiêu chuẩn tương đương, đặc thù đối với các ngành nghệ thuật trong việc xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, quy định mở mã ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh; về một số chế độ chính sách đối với giảng viên giáo viên như kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên trên 70 tuổi có học hàm học vị, chế độ làm việc của giảng viên ngành nghệ thuật; cơ chế về vấn đề tự chủ của các trường đại học... Đặc biệt, 11 ngành văn hóa nghệ thuật hiếm, khó tuyển sinh, dân tộc, truyền thống và đặc thù được Phó Thủ tướng cho phép theo cơ chế Nhà nước đặt hàng đào tạo giao kinh phí; xây dựng Đề án hỗ trợ các ngành đào tạo VHNT truyền thống.



Nhờ làm tốt công tác thông tin tuyên truyền nên công tác tuyển sinh năm học 2017-2018 khối các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ đã tăng cao so với năm học 2016-2017, một số trường đã hoàn thành nhiệm vụ tuyển sinh và triệu tập thí sinh nhập học, vượt 100% chỉ tiêu như: ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, ĐH Sân khấu-Điện ảnh TP.HCM, ĐH Mỹ thuật Việt Nam, ĐH Mỹ thuật TP.HCM, Học viện Âm nhạc quốc gia VN, Nhạc viện TP.HCM, Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng, Cao đẳng Du lịch Nha Trang, Cao đẳng Nghề du lịch Cần Thơ… Nhiều trường khó tuyển những năm trước năm nay cũng đạt kết quả tốt như Cao đẳng VHNT Tây Bắc, Việt Bắc… Một số trường đã triển khai chuyển đổi chương trình và đào tạo theo tín chỉ, áp dụng rất hiệu quả như ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Văn hóa TP.HCM. Các trường tiếp tục triển khai mạnh mẽ mô hình liên kết „ba nhà” (Nhà nước, nhà trường, nhà hát/doanh nghiệp) trong quản lý, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Các cơ sở đào tạo du lịch thực hiện tốt mô hình liên kết đào tạo gắn với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu của nhà trường. Đề án đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công kịch hát dân tộc được triển khai trên cơ sở liên kết đào tạo giữa nhà trường và nhà hát đã đạt được kết quả tốt. Năm học 2016-2017 đã có 26 học sinh lớp diễn viên, nhạc công chèo, 10 học sinh lớp diễn viên cải lương ra trường và trở về nhà hát làm việc. Đây là những mô hình đào tạo phù hợp, hiệu quả rất tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc sau tốt nghiệp, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người học và nhà trường, đơn vị sử dụng lao động...



Trong phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc "Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2016 - 2020”; triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Đào tạo tài năng trong lĩnh vực VHNT giai đoạn 2016- 2025, tầm nhìn 2030 và Đề án Đào tạo nhân lực VHNT ở nước ngoài đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các cơ sở đào tạo đã được lựa chọn, giao nhiệm vụ đào tạo tài năng sẽ hoàn thiện Đề án, chương trình, kế hoạch của trường, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt. Đây là nhiệm vụ đột phá năm học 2017-2018; đồng thời sẽ đẩy mạnh hình thức liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, đào tạo gắn với sử dụng nhân lực; triển khai mô hình liên kết „ba nhà”; tăng cường công tác kiểm định chất lượng nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ; đẩy mạnh tự chủ giáo dục...

Học viện Âm nhạc Quốc gia VN phải có những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực âm nhạc

 Phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới của Học viện Âm nhạc Quốc gia VN diễn ra sáng 18.9, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đề nghị Học viện cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý để đội ngũ này trở thành lực lượng tinh nhuệ, những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo âm nhạc; tăng cường công tác dự báo, định hướng nghề nghiệp cho người học; gắn kết hoạt động đào tạo với hoạt động biểu diễn, nghiên cứu khoa học… và thực tế đời sống văn hóa - xã hội trong nước, quốc tế để tạo cơ hội, điều kiện việc làm cho sinh viên sau khi ra trường; công khai năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của Học viện để người học, phụ huynh, các đơn vị tuyển dụng biết và giám sát; thực hiện những cam kết của Học viện với xã hội về chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra; tập trung đào tạo tài năng và nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành văn hóa nghệ thuật theo tinh thần hai Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn 2030” và “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, phát huy tối đa sức mạnh nội lực và huy động tốt nhất các nguồn lực xã hội, đưa trường phát triển mạnh mẽ, bền vững...

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho biết, năm học 2017-2018 là năm bản lề, đánh dấu sự “dịch chuyển” mô hình đào tạo của nhà trường. Học viện sẽ từng bước chuyển sang cơ chế tự chủ nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa đào tạo. Đứng trước nhiều thách thức, năm học này cũng là thời điểm rà soát, chỉnh sửa, đổi mới chương trình đào tạo các cấp nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, tiệm cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, hướng đến đào tạo cho đất nước nhiều tài năng âm nhạc.



Theo baovanhoa.vn




 

NỔI BẬT TRANG CHỦ