Chúng ta đang có những quan niệm khắt khe về bản quyền mà không tận dụng những ưu đãi trong các công ước quốc tế có liên quan. Nói cách khác, chúng ta đang trong thời kỳ phát triển, còn nhiều khó khăn ...
Chúng ta đang có những quan niệm khắt khe về bản quyền mà không tận dụng những ưu đãi trong các công ước quốc tế có liên quan. Nói cách khác, chúng ta đang trong thời kỳ phát triển, còn nhiều khó khăn ...
Thực hiện việc được "ưu đãi"
Công ước
Điều nghe có vẻ phi lý này lại là sự thật và cũng rất chính đáng. Sau một thời gian nhất định kể từ khi một tác phẩm ra đời (bảy năm đối với các tiểu thuyết, thơ kịch), mà chúng chưa được dịch sang tiếng nước sở tại, hoặc bản dịch đã bán hết, thì Chính phủ nước sở tại có quyền cho phép dịch hoặc sao chép tác phẩm đó. Ưu đãi này không phải là một ngoại lệ để “xài chùa" các tác phẩm nước ngoài, bởi vì việc thực hiện nó phải tuân theo những thủ tục hết sức chặt chẽ, và vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ về bản quyền đối với tác giả. Nhưng, ưu đãi này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, vì thông qua đó, quyền được thông tin của công chúng được bảo đảm trong những điều kiện mà sự độc quyền thái quá cản trở đến cái quyền cơ bản này của con người.
Việt
Vấn đề bảo hộ tín hiệu vệ tinh của nước ngoài thì sao?
Việc bảo hộ đối với các tín hiệu vệ tinh trong Luật sở hữu trí tuệ là cần thiết, nhằm “đi tắt đón đầu” đối với các công ước quốc tế liên quan mà chúng ta chuẩn bị ký kết trong thời gian tới. Nhưng vấn đề là bảo hộ như thế nào và ở mức độ nào?
Việc ghép chung các tín hiệu vệ tinh với sóng PT-TH không phù hợp với thông lệ quốc tế, vì chúng hoàn toàn khác nhau. Sóng PT-TH có thể thu được trực tiếp, còn tín hiệu vệ tinh (mang chương trình được mã hóa) thì phải có trạm mặt đất để giải mã rồi phân phối. Chính vì thế, việc bảo hộ chúng rất khác nhau.
Theo các Công ước quốc tế liên quan, thì việc bảo hộ sóng PT-TH rất chặt chẽ, tổ chức PT-TH được hưởng các quyền lợi kinh tế, hoặc quyền ngăn cấm người khác thực hiện một số hành vi nhất định như phát lại, ghi lại chương trình. Nhưng, các tổ chức truyền tín hiệu vệ tinh thì không được hưởng các quyền nêu trên, cũng không được quy định thời hạn bảo hộ. Theo Công ước
Như vậy, nếu trong Luật chúng ta gộp chung giữa tín hiệu vệ tinh với sóng PT-TH, thì có nghĩa chúng ta đã đi quá xa so với yêu cầu của quốc tế. Bởi vì, việc phát các tín hiệu vệ tinh là thế mạnh của các nước phát triển, chứ nước ta đã có vệ tinh đâu (để mà bảo hộ tín hiệu một cách chặt chẽ như PT-TH).
Vào internet là có nguy cơ bị kiện bản quyền!
Khoản 11, Điều 4 của Dự thảo Luật giải thích khái niệm “sao chép" bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời dưới hình thức điện tử. Hành vi sao chép bị điều chỉnh bởi các điều khoản liên quan, cụ thể là phải xin phép tác giả nếu không sẽ bị coi là vi phạm bản quyền.
Việc quy định khái niệm "sao chép" quá rộng như vậy sẽ dẫn đến hậu quả là nếu vào internet thì bất cứ lúc nào người Việt
Nếu theo quy định kể trên thì khi mở bất cứ một văn bản nào trên internet cũng phải xin phép tác giả! Điều đó sẽ dẫn đến sự hủy diệt internet. Trong các điều ước quốc tế không có quy định nào như vậy.
Vấn đề bảo hộ văn hóa dân gian
Đã có nhiều ý kiến khác nhau chung quanh việc bảo hộ văn hóa dân gian (VHDG), thậm chí còn có ý kiến cho rằng không cần thiết phải bảo hộ VHDG. Tuy nhiên thì VHDG vẫn được bảo hộ, chỉ có điều sự bảo hộ nếu chiếu theo các quy định đó thì không triệt để và không mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng sở hữu nó.
Điều 23 quy định: các tổ chức cá nhân sử dụng VHDG phải dẫn chiếu xuất xứ và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm. Điều đó có nghĩa là VHDG chỉ được bảo hộ các giá trị phi kinh tế mà bỏ qua những quyền lợi vật chất của cộng đồng đối với VHDG mà quốc tế đã thừa nhận.
Khoản 4, Điều 15 của Công ước Berne quy định các nước có thể áp dụng chế độ bảo hộ đối với việc sử dụng các tác phẩm VHDG, và chỉ định ra cơ quan đại diện để nhận tiền bản quyền.
Việc trả tiền khai thác VHDG thực ra là kết quả đấu tranh lâu dài của các nước đang phát triển ở châu Á, châu Mỹ La tinh, và châu Phi, bởi chính họ mới đang sở hữu những kho tàng VHDG đồ sộ mà quá trình “công nghiệp hóa”, chưa làm biến mất phần lớn như ở các nước phát triển. Thậm chí VIPO còn tiến hành thăm dò khảo sát ở nhiều nước đang phát triển (trong đó có Việt
Rõ ràng trong khi quốc tế đã công nhận, và các nước đang phát động phong trào thực hiện thì như thế có nghĩa là "cống" cho thế giới cả kho tàng VHDG “đồ sộ bậc nhất thế giới"!
(Theo TT&VH)