Hội diễn ra rất kịch tính, và mỗi khi cây gậy được di chuyển tới đâu thì luôn có hậu quả để lại.. Ảnh: Ngọc Thành
Sẽ có tất cả hai lượt giằng bông cho thanh niên trai tráng trong vùng thể hiện sức mạnh và sự khéo léo.. Ảnh:
Hàng trăm thanh niên trai tráng tham gia vào màn giằng bông tạo nên cảnh tượng hỗ loanj trong sân đình.. Ảnh:
Người giành được cây bông sẽ giơ thẳng đứng lên trời để báo hiệu mình đã giành được phần thắng sau đó có thể mang về nhà, đặt trang trọng lên ban thờ để báo cáo với gia tiên. Đến buổi chiều, gia đình và họ hàng người giành được cây bông sẽ ăn mặc chỉnh tề mang một lễ tạ ra đình làng để có lời cảm ơn Thành hoàng.. Ảnh: Ngọc Thành
Những người phụ nữ đứng ngoài cuộc chơi vui vẻ cười nói nhìn đám trai làng trổ tài giằng bông.. Ảnh:
Cây "bông" được sử dụng trong lễ hội phải là cây tre giữa khóm, không kiến, không muội, đủ ngọn, lá và đứng thẳng. Gia đình cho bông cũng phải là gia đình hòa thuận, song toàn, không có đại tang, có đầy đủ 3 thế hệ và có con là một trai, một gái.. Ảnh: Ngọc Thành
Cây tre sau khi được chọn sẽ chặt ra cắt lấy một đoạn, đếm ra đủ 5 đốt thuộc cung ngũ phúc rồi vót bông trắng tinh, cuốn xù từng gióng sau đó lấy giấy gắn lại và thêm tua cho đẹp. Trong ảnh là trai làng chờ hiệu lệnh bắt đầu là đua nhau giành lấy cây bông.. Ảnh: Ngọc Thành
Ngay khi kết thúc phần trao lộc nhà Thánh cho những người tham gia khiến không khí lễ hội bắt đầu sôi nổi, Cụ từ trong làng sẽ bưng ra một đĩa xôi trắng sau đó tung xuống để những người tham gia phía dưới bắt lấy, cây bông mới chính thức được mang ra và phần hội bắt đầu.. Ảnh:
Cây bông giành được sẽ đặt tại ban thờ trước khi người thắng mang lễ tạ tới.. Ảnh:
Người nào may mắn giành được cây bông thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc. Riêng những người sẽ hoặc đang có gia đình thì trong năm đó sẽ sinh con trai.. Ảnh:
Chật vật giằng bông mong sinh quý tử là những cảnh tượng diễn ra trong lễ hội Giằng bông đầu tháng 2 âm lịch tại tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội.. Ảnh: Ngọc Thành