• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chạy đua siêu ứng dụng, "cảnh báo" cho các doanh nghiệp Đông Nam Á

Kinh tế 27/03/2019 14:26

(Tổ Quốc) - Với nền kinh tế Internet đang ngày càng phát triển, các công ty cung cấp siêu ứng dụng tại ASEAN cần phải chú ý điều gì?

Hôm thứ Ba (26/3), phát biểu trong một hội nghị đầu tư của Suisse châu Á tại Hong Kong, Varun Mittal, người đứng đầu các bộ phận thị trường mới nổi từ công ty tư vấn EY cho biết, hiện đang có một cuộc chạy đua về siêu ứng dụng tại ASEAN.

Một siêu ứng dụng cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ, như giao dịch tài chính, đặt đồ ăn, gọi xe… chỉ thông qua một ứng dụng duy nhất.

Chạy đua siêu ứng dụng, cảnh báo cho các doanh nghiệp Đông Nam Á - Ảnh 1.

Nền kinh tế Internet Đông Nam Á đang tăng trưởng rất nhanh (ảnh: Bloomberg)

"Mọi người đều đang nhìn vào việc chi trả như là bước đầu tiên để tiến vào phần còn lại của dịch vụ tài chính", ông Mittal nói, đồng thời cho biết "thu lợi nhuận chỉ riêng từ việc chi trả không phải là một ngành kinh doanh có lời".

Một nghiên cứu do Google và Temasek công bố vào tháng 11/2018 dự đoán, nền kinh tế internet Đông Nam Á sẽ vượt mức 240 tỷ USD vào năm 2025. Nghiên cứu cũng chỉ ra, do internet di động ngày càng có chi phí phải chăng hơn, nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng của các lĩnh vực như gọi xe và thương mại điện tử.

Ông Mittal nhấn mạnh, các công ty cần phải cho thấy mục đích thu thập dữ liệu của họ không phải là để "đánh cắp thông tin". Thay vào đó, hãy để cho khách hàng tin rằng, họ đang được giúp đỡ để trở thành một phần của nền kinh tế internet đang ngày càng phát triển.

Lĩnh vực gọi xe, bao gồm đặt xe trên internet và giao hàng trực tuyến, chứng kiến mức tăng trưởng nhanh chóng trong khu vực, dẫn đầu bởi các công ty như Go-Jek của Indonesia và Grab của Singapore.

Tuần trước, bộ phận tài chính của Grab cho biết, họ đang triển khai nhiều dịch vụ tài chính tại khu vực, trong đó bao gồm hệ thống thanh toán cho phép người bán hàng chấp nhận ứng dụng trả tiền điện tử của Grab là GrabPay.

Tuy nhiên, theo công ty McKinsey, 99% giao dịch tại Indonesia – nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, vẫn sử dụng tiền mặt.

Anthony Thomas, Chủ tịch kiêm CEO của Mynt - một bộ phận của Globe Telecom tại Philippines nhận định, siêu ứng dụng cần có khả năng giúp người sử dụng thực hiện các công việc thường ngày một cách dễ dàng hơn.

"Vấn đề tại Philippines đang là việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, vì 2/3 người dân Philippines không có tài khoản ngân hàng", ông Thomas chỉ ra. "Và có thể 9/10 người không thể tiếp cận được với tín dụng chính thức".

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ